Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng khẳng định cho vay theo lãi suất thỏa thuận là bước đi rất đúng thời điểm, không chỉ ổn định về mặt tâm lý mà còn ổn định thị trường tiền tệ; đồng thời giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ DN.

 

Cuối cùng thì sự mong chờ thấp thỏm của các tổ chức tín dụng (TCTD) và doanh nghiệp (DN) cũng đã trở thành hiện thực khi ngày 14/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức ban hành Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Như vậy, sẽ không còn trần lãi suất bó buộc, hoạt động NH chính thức được thị trường hóa, mở ra nhiều cơ hội vay vốn cho DN.

Cho vay theo lãi suất thỏa thuận, thị trường vốn vay sẽ minh bạch hơn.

Nhiều chuyên gia đánh giá việc gỡ bỏ cơ chế trần lãi suất, cho vay theo lãi suất thỏa thuận là bước đi "dũng cảm", "trúng thời điểm" của NHNN, đáp ứng nhu cầu chính đáng của thị trường. Trước đây, mặc dù chỉ áp dụng trần lãi suất là 12%, nhưng trên thực tế, nhiều NH đều áp dụng mức 14-15%. Bởi vậy, vô hình trung, nó đã làm méo mó, không công bằng trong quá trình giải quyết bài toán về vốn, nó cũng gây ra những tiêu cực.

Chủ trương cho vay theo thỏa thuận sẽ có tác động rất lớn đến thị trường tiền tệ hiện nay, tạo ra thanh khoản, tạo tính minh bạch thông thoáng cho các NH điều hành lãi suất hợp lý, nâng cao tính cạnh tranh về uy tín trong cả lĩnh vực huy động vốn. Thỏa thuận được lãi suất cho vay, các NH cũng sẽ thỏa thuận được lãi suất huy động, đảm bảo khả năng kinh doanh của NH, chống những tiêu cực như tự do khuyến mại, tự do cộng chi phí… và quan trọng là sẽ không lo những nguồn "chênh" này nằm vào túi các nhân viên trực tiếp thỏa thuận với khách hàng.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng khẳng định đây là bước đi rất đúng thời điểm, không chỉ ổn định về mặt tâm lý mà còn đạt được nhiều mục tiêu khác: ổn định thị trường tiền tệ; đảm bảo tăng vốn cho nhu cầu hợp lý của nền kinh tế; đảm bảo an toàn hệ thống NH; đồng thời giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ DN.

Lợi ích của việc cho vay theo lại suất thỏa thuận thì ai cũng thấy rõ, nhưng liệu có nảy sinh những tiêu cực đằng sau? Đó là câu hỏi không ít người băn khoăn. Nhiều người cho rằng, tác động rõ nhất là mặt bằng lãi suất có thể dâng lên. Sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các NH để tạo tính thanh khoản, nâng cao năng lực kinh doanh, nâng cao uy tín, thương hiệu. Lúc đó, các NH sẽ buộc phải giảm chi phí, tạo điều kiện kinh doanh tốt, dịch vụ tốt, tự NH sẽ điều chỉnh theo cung cầu, người cho vay và người vay sẽ chấp nhận được.

Phía NHNN cũng khẳng định cho vay theo lãi suất thỏa thuận nhưng không có nghĩa là sẽ thả lỏng. TCTD thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam phải niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất - kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. TCTD điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với mức biến động của lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và mục tiêu, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV, Nguyên Thống đốc NHNN: Cho vay theo lãi suất thỏa thuận là chống lạm phát cao quay trở lại

Chủ trương nâng lãi suất trung hạn, ngắn hạn và dài hạn theo thỏa thuận là một chủ trương rất tốt, phản ánh việc điều hành tiền tệ, đặc biệt là lãi suất theo hướng thị trường. Điều này giải quyết được 3 vấn đề:

Một là tạo nên khả năng huy động vốn và cho vay vốn bình thường, đáp ứng được nguyện vọng của cả người gửi tiền, người vay tiền và đáp ứng được khả năng kinh doanh của NH.

Thứ 2 là khi cho vay theo thỏa thuận, sẽ tạo khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế tốt hơn, có điều kiện huy động vốn tốt hơn.

Thứ 3 là tạo cho người đi vay và người cho vay tính toán chặt chẽ, sử dụng đồng vốn vay một cách hiệu quả vào sản xuất kinh doanh. Ba nội dung này góp phần vào tăng trưởng nền kinh tế, tạo điệu kiện để chống lạm phát cao quay trở lại.

 

                                                                        Theo CAND

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục