Đã có quá nhiều khoản chồng vào giá xăng, do đó chưa nên thu phí bảo trì đường bộ qua giá xăng lúc này.

Đã có quá nhiều khoản chồng vào giá xăng, do đó chưa nên thu phí bảo trì đường bộ qua giá xăng lúc này.

Các loại thuế, phí hiện hành trong cơ cấu giá xăng gồm thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế GTGT 10%, thuế nhập khẩu 17% (dầu hỏa và diesel là 10%), phí xăng dầu 1.000 đồng/lít

Đề xuất thu phí bảo trì đường bộ qua giá xăng dầu của Bộ GTVT đang được dư luận rất quan tâm, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu hiện phải “cõng” quá nhiều thuế và phí.

Thuế và phí chiếm 30%-35%

Ông Vũ Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), liệt kê các loại thuế, phí hiện hành trong cơ cấu giá xăng: Thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế GTGT 10%, thuế nhập khẩu 17% (dầu hỏa và diesel là 10%), phí xăng dầu 1.000 đồng/lít.

Theo bảng giá cơ sở ngày 7-5 của Petrolimex, giá CIF của mặt hàng xăng A92 nhập về cảng VN là 11.268 đồng/lít, giá cơ sở là 18.337 đồng/lít và giá bán hiện hành là 16.990 đồng/lít. Tổng cộng các loại thuế và phí trong giá xăng là 5.869 đồng/lít.

Tại thời điểm tháng 3, khi trình Chính phủ biện pháp bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương đã chỉ rõ dư địa để giảm giá bán lẻ là mức thuế và phí. Khi đó, thuế và phí trong giá xăng chiếm 35%, trong giá dầu chiếm 30% là mức rất cao, có thể giảm xuống.

Do mục tiêu bình ổn giá cả hàng hóa, kiềm chế lạm phát, Bộ Tài chính đang triển khai nhiều biện pháp để tránh tăng giá bán lẻ xăng dầu. Gần đây, nhất là chính thức cho xả quỹ bình ổn và giảm thuế nhập khẩu 3% đối với mặt hàng xăng và giảm 5% đối với mặt hàng dầu hỏa, diesel.

Ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xăng dầu VN (Petrolimex), cho biết trong cơ cấu giá xăng của nhiều nước cũng có một số loại phí liên quan đến giao thông vì đây là cách thu đầy đủ, hiệu quả nhất cho ngân sách Nhà nước. “Nếu Chính phủ đồng ý với phương án của Bộ GTVT, chúng tôi phải có trách nhiệm thực hiện nhưng cơ quan quản lý phải giải thích rõ cho người dân hiểu đây là một khoản thu khác, không phải tăng giá xăng dầu”- ông Dũng đề nghị.

Đừng chất thêm gánh nặng

Ông Vũ Văn Trường cho rằng không nên đưa quá nhiều thứ vào giá bán của mặt hàng xăng dầu. Theo ông Trường, biểu giá xăng hiện hành được thực hiện theo cam kết quốc tế. Các nước đều thu phí, thuế qua giá xăng nhưng mỗi nước đặt một tên khác nhau và chỉ tính vào một mục chung cho một khoản thu. “Lúc này đặt vấn đề thu phí bảo trì đường bộ qua giá xăng dầu là chưa hợp lý và khó có thể được chấp thuận. Bởi đã có quá nhiều thứ chồng vào giá xăng”- ông Trường nêu quan điểm.


PGS-TS Ngô Trí Long, Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả, phân tích: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, là đầu vào của nhiều ngành nên sự biến động giá xăng dầu có tác động rất lớn đến đời sống và sản phẩm hàng hóa. Cơ quan quản lý Nhà nước khẳng định quan điểm điều hành giá xăng dầu là bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng.

Nhưng mặt hàng này đang phải “cõng” quá nhiều thuế, phí. Nếu Bộ GTVT “gửi” thêm phí nữa sẽ tạo thêm gánh nặng rất lớn cho giá xăng dầu. “Vừa qua, giá thế giới tăng nhưng Nhà nước không đồng ý cho doanh nghiệp điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu để đỡ gánh nặng cho nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. Nếu tăng thêm phí vào giá xăng sẽ mâu thuẫn với các biện pháp này”- ông Long nói.

                                                                                  Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục