Chỉ có 3 trên tổng số 39 thanh tra chuyên về dược phẩm tại TPHCM có bằng dược sĩNgày 25-5, đoàn giám sát Ban Văn hóa Xã hội HĐND TPHCM đã làm việc với Sở Y tế TP nhằm tìm giải pháp hữu hiệu giải quyết sự bất ổn thị trường dược phẩm, những bất cập của ngành y tế hiện nay.

Trăm dâu đổ đầu người bệnh


Mở đầu buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Minh, Phó Ban Văn hóa Xã hội, đưa ra hàng loạt minh chứng người thật việc thật thể hiện sự bất cập trong công tác khám chữa bệnh hiện nay như: quá tải bệnh nhân đi khám bệnh, bệnh viện không đủ thuốc, giá thuốc cắt cổ... “Đi khám bệnh tại một phòng mạch bác sĩ kê toa gồm 12 viên thuốc rồi “chém” 70.000 đồng, trong khi đó nhà thuốc bên ngoài thì giá chỉ hơn chục ngàn đồng. Vậy mà qua báo cáo của ngành y tế thấy sao tình hình tốt quá”- ông Minh bức xúc.


Nhiều đại biểu cho rằng công tác quản lý còn nhiều lỗ hổng nên xảy ra nhiều tiêu cực trong ngành y tế, hậu quả là người bệnh lãnh đủ. Các nguyên nhân được nêu ra là: tình trạng mua bán thuốc đi lòng vòng, bác sĩ vừa kê toa vừa bán thuốc, giá thuốc bệnh viện cao hơn ngoài thị trường, không kiểm tra chất lượng thuốc, xuất hiện “cò” giấy chứng nhận sức khỏe...

Nhiều ý kiến nêu ra, cần xem lại việc cho phép áp dụng thặng số từ 5%-20% tại các nhà thuốc bệnh viện hiện nay. Nếu áp dụng mức này thì người bệnh càng thiệt thòi. Hay như nên xem lại mục tiêu của việc cấp giấy chứng nhận GPP (nhà thuốc thực hành tốt) vì có thể đây là “bùa hộ mệnh” để nhà thuốc sai phạm...



Sắp tới Sở Y tế TP sẽ xây dựng chuỗi nhà thuốc để dễ dàng quản lý, kiểm soát giá cả. Trong ảnh: Chuỗi nhà thuốc Eco


Bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế, thừa nhận những bất cập tồn tại trong công tác quản lý y, dược hiện nay tại TPHCM. Tuy nhiên, bà cho rằng có những vấn đề dù muốn làm tốt nhưng vẫn “lực bất tòng tâm”.

Theo bà Lan, 5 nhóm vấn đề mà ngành y tế TP đang gặp khó và đang cố “vắt chân” giải quyết. Đó là: quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc bệnh viện, sắp xếp hệ thống lưu thông phân phối thuốc, phát triển doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược của TP, quản lý dược liệu và thuốc từ dược liệu.


Vừa thiếu vừa yếu


Ngoài việc giá thuốc, các đại biểu cũng rất lưu tâm danh mục thuốc dành cho đối tượng bệnh nhân BHYT hiện nay. Giải thích việc tại sao những bệnh nhân BHYT phải đi mua thuốc ở ngoài bệnh viện, bà Lưu Thị Thanh Huyền, đại diện BHXH TP, cho rằng không có trường hợp đó vì khi ký hợp đồng với các bệnh viện, BHXH yêu cầu phải bảo đảm  100% bệnh nhân BHYT được sử dụng thuốc trong danh mục BHYT.


Chỉ 13% nhà thuốc được cấp chứng nhận GPP

Hiện nay tại TP có 4.000 nhà thuốc, 663 công ty kinh doanh dược phẩm, tuy nhiên trong đó chỉ có 13% nhà thuốc được cấp chứng nhận GPP, 61% công ty được cấp chứng nhận GPP. Nhiều đại biểu HĐND cho rằng trách nhiệm quản lý giá thuốc không phải riêng của ngành y tế mà hợp  sức từ nhiều ban, ngành khác. 

Bà Trần Thị Ngọc Anh, Trưởng đoàn giám sát, cho rằng Sở Y tế là đơn vị tham mưu cho UBND TP về việc này để đưa ra những quyết sách đúng đắn, nhưng giống như “cưỡi ngựa xem hoa”. Theo Sở Y tế, những tồn tại bất cập trong công tác quản lý giá thuốc hiện nay do nhiều nguyên nhân, trong đó công tác thanh tra kiểm tra, hậu kiểm còn quá hạn chế.

Nguyên nhân thực trạng này lực lượng thanh tra chuyên về dược phẩm quá thiếu về số lượng, yếu về năng lực chuyên môn. Hiện nay chỉ có 3/39 thanh tra của sở có trình độ dược sĩ.


Theo ông Nguyễn Văn Minh, lãnh đạo UBND TP rất kiên quyết, chỉ đạo rốt ráo công tác quản lý giá thuốc. Tuy nhiên, đáp lại những chỉ đạo của lãnh đạo TP là sự “chống lại” của Sở Y tế. Cụ thể, từ tháng 4-2010, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân yêu cầu sở này xây dựng, quy hoạch, bổ sung lực lượng thanh tra về dược phẩm, tuy nhiên sở đã phớt lờ không đả động gì đến chỉ đạo này.


Bà Trần Thị Ngọc Anh thay mặt đoàn giám sát ghi nhận những bất cập và sẽ báo HĐND đề xuất xử lý. Bà cho biết theo lộ trình, định hướng sắp tới TP sẽ ban hành chỉ thị quản lý dược trên địa bàn TP; loại trừ việc phân phối, kinh doanh dược phẩm qua nhiều trung gian; khuyến khích hình thành chuỗi nhà thuốc bán giá gốc tận tay người dân; xây dựng hóa dược trong nước, tăng cường công tác  thanh kiểm tra...

 

                                                                                 Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục