Đường vẫn tràn ngập các chợ TPHCM.
Nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp kịp thời, rất có thể giá cả sẽ diễn biến phức tạp. Gần đây, thị trường xuất hiện hiện tượng giá đầu vào và đầu ra của nhiều mặt hàng không còn tương đồng. Một số mặt hàng như sắt thép xây dựng, đường, sữa... tuy giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh nhưng giá bán sản phẩm trong nước lại đang tăng. Nhiều người am hiểu thị trường nhận xét, một số mặt hàng đang có dấu hiệu bị làm giá. Nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp kịp thời rất có thể giá cả sẽ diễn biến phức tạp.
Cơ hội vàng cho thép ngoại
Sau một thời gian giảm giá, từ đầu tháng 7 đến nay, giá thép xây dựng đã tăng trở lại. Các hãng sản xuất thép đã đẩy giá tăng từ 600.000 đồng- 700.000 đồng/tấn, lên 13,4 triệu - 13,5 triệu đồng/tấn (giá bán lẻ trên thị trường lên 14 triệu đồng/tấn) với lý do giá bán hiện nay đang lỗ nặng. Một số hãng thép còn cho rằng sắp tới phải tăng thêm khoảng 1 triệu đồng/tấn thì mới thực sự có lãi...
Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, sở dĩ giá thép tăng là do trong tháng 5, tháng 6 vừa qua giá thép trong nước giảm mạnh nhưng sức mua rất kém vì người mua có tâm lý chờ giá xuống tiếp. Để ứng phó với tâm lý trên, từ đầu tháng 7, các hãng sản xuất thép đã hè nhau đẩy giá lên, ngay lập tức sức mua tăng trở lại vì người mua lo ngại giá sẽ còn tăng tiếp nên tranh thủ mua sớm.
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép VN, cho biết trong tháng 6 vừa qua, giá phôi thép thế giới tiếp tục giảm thêm cả trăm USD/tấn, còn 500 USD/tấn. Với giá này, các doanh nghiệp sản xuất thép chỉ cần bán trên 12 triệu đồng/tấn là đã có lãi chút ít. Trong tháng 7, giá phôi thép thế giới có nhích lên nhưng không đáng kể.
Riêng nguồn phôi thép tại thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm thêm cả chục USD/tấn (còn 485 USD- 490 USD/tấn) do nguồn hàng tồn kho tại các nhà máy ở nước này đang rất lớn. Hơn nữa chính sách cắt bỏ hoàn thuế xuất khẩu một số mặt hàng sắt thép của Trung Quốc sắp được áp dụng cũng đã khiến giới kinh doanh sắt thép đua nhau tranh thủ xuất khẩu với số lượng lớn để được hưởng hoàn thuế... cũng làm cho giá thép giảm.
Từ đầu năm đến nay, lượng thép thành phẩm nhập khẩu vào nước ta đã lên đến 222.000 tấn. Riêng trong tháng 6 vừa qua, dù giá thép trong nước giảm nhưng thép nhập khẩu vẫn tràn về với số lượng lớn (trên 40.000 tấn), giá bán rẻ hơn hàng trong nước cùng loại từ 500.000 đồng- 600.000 đồng/tấn. Hiện tại giá thép trong nước tăng thêm 600.000 đồng - 700.000 đồng/tấn sẽ là cơ hội vàng cho thép ngoại tràn về.
Đường lại bị làm giá
Giá sữa vẫn cao chót vót
Giá nguyên liệu sữa trên thị trường thế giới cũng đang giảm khá mạnh, hiện còn khoảng 2.900 USD - 3.500 USD/tấn đối với sữa bột gầy (giảm từ 300 USD- 400 USD/tấn so với tháng trước). Gía nguyên liệu sữa nguyên kem tại thị trường Tây Âu còn 3.400 USD - 3.600 USD/tấn (giảm 100 USD/tấn)... Tuy nhiên, đến thời điểm này giá sữa trong nước vẫn không hề giảm. |
Hơn tuần nay, giá đường trong nước liên tục leo thang ngay trong bối cảnh giá đường thế giới đang giảm mạnh. Theo giới kinh doanh đường, giá đường thế giới hiện còn khoảng 520 USD/tấn (có lúc giảm dưới 500 USD/tấn), đã giảm khoảng 27% so với những tháng đầu năm.
Vì vậy, giá đường nhập khẩu về VN sau khi cộng tất cả các khoản chi phí, thuế cũng chỉ khoảng 12.000 đồng- 13.000 đồng/kg nhưng giá đường bán lẻ trong nước hiện đã lên đến 20.000 đồng/kg (so với tháng trước tăng từ 2.000 đồng- 3.000 đồng/kg).
Điều đáng lo ngại là giá đường trong nước tăng hoàn toàn không phải vì thiếu hàng. Ngược lại, theo số liệu từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, lượng đường tồn kho tại các doanh nghiệp hiện vẫn còn rất lớn (khoảng 329.000 tấn chưa kể 111.000 tấn đường đã được phép nhập khẩu từ đầu năm, trong đó còn 90.000 tấn đường chưa nhập về, trong khi nhu cầu tiêu thụ hiện nay mỗi tháng chỉ khoảng 60.000 tấn- 70.000 tấn).
Ông Hà Hữu Phái, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường VN, cho biết mới đây Bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương đã thống nhất cho phép nhập khẩu thêm 150.000 tấn đường nữa (trước mắt cho phép nhập khẩu ngay 100.000 tấn, số còn lại dự phòng khi có biến động).
Thông tin từ giới chuyên môn cho biết nguồn đường dồi dào, giá thế giới giảm nhưng giá trong nước lại tăng là do giới đầu cơ đang làm giá cho mùa sản xuất bánh trung thu sắp tới.
Theo Báo NLĐ
(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.
(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.
(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.