Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm đối phó với tình trạng nắng hạn kéo dài là mua máy bớm dã chiến để dẫn nước về ruộng

Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm đối phó với tình trạng nắng hạn kéo dài là mua máy bớm dã chiến để dẫn nước về ruộng

(HBĐT) - “Chưa bao giờ tôi thấy tình hình nắng hạn lại kéo dài và khốc liệt như năm nay…” – bà Bùi Thị Quyết, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thuỷ đã phải thốt lên như thế khi tham gia đoàn công tác của ngành NN&PTNT đi kiểm tra sản xuất vụ hè thu trên địa huyện.

 

Đất khát, mạ già, lúa đã cấy bị chết

 

Từ đầu năm đến nay, tổng lượng mưa trên địa bàn huyện Yên Thủy chỉ đạt 261 mm, thấp nhất trên địa bàn tỉnh và thấp hơn nhiều so với cùng kỳ những năm trước đây. Là vùng đất “chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn”, người dân huyện Yên Thuỷ bao năm nay vốn dĩ đã khá quen thuộc với tình hình hạn hán thường niên, nhưng quả thật, hiếm có năm nào diễn biến hạn hán lại khốc liệt đến mức đáng lo ngại như thế này!

 

Bà Bùi Thị Quyết, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Kế hoạch vụ hè thu năm nay, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 4.855 ha. Tuy nhiên, nắng hạn kéo dài đã làm chậm thời vụ và gây thiệt hại nặng nề đến diện tích đã gieo trồng. Đến ngày 12/7, tổng diện tích đã gieo trồng mới chỉ khoảng 2.000 ha (đạt trên 40% kế hoạch), trong đó diện tích bị hạn lên tới 1.313 ha, khoảng 595 ha bị mất trắng. Đặc biệt, trong 1.087 ha lúa đã cấy thì diện tích bị hạn là 706,5 ha, trong đó diện tích bị mất trắng là 318 ha. Theo thống kê sơ bộ, khoảng 1.214 ha đất ruộng không có nước cấy, khoảng 41 ha mạ đang bị hiện tượng khô cháy và già ống, tỷ lệ mạ bị khô cháy là 25%, tỷ lệ mạ già ống là 10%...

 

“Nắng hạn vẫn tiếp tục kéo dài nên bất thuận cho công tác làm đất và gieo cấy vụ hè thu, điều này khiến bà con nông dân đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn” – bà Bùi Thị Quyết e ngại.

 

Được biết không chỉ riêng cây lúa, tình trạng hạn hán kéo dài từ vụ chiêm xuân đến đầu vụ hè thu đã đe doạ đồng loạt các đối tượng cây trồng khác như ngô, cây có củ lấy bột, cây có hạt chứa dầu, rau đậu thực phẩm… Ở quy mô toàn tỉnh, khả năng đảm bảo nước cho gieo cấy hiện cũng rất khó khăn. Dự báo nếu đến hết trung tuần tháng 7 vẫn không xuất hiện mưa thì toàn tỉnh sẽ có khoảng trên 10.000 ha không có nước để làm đất, trên 4.500 ha lúa đã cấy có nguy cơ chết do thiếu nước chăm sóc, trên 544 tấn mạ đã gieo hiện đã già, khoảng 965 ha ngô vụ hè thu sẽ bị cháy khô… Diễn biến này đang khiến các địa phương phải cấp thiết triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả để giảm thiểu nguy cơ mất mùa, kém năng suất.

 

Quyết tâm “cứu” vụ hè thu

 

Đó là khẳng định của ông Trần Kim Phàn, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi khi trao đổi về những thách thức mà vụ hè thu đang phải đối diện. Theo ông Trần Kim Phàn: Từ đầu năm đến nay, tổng lượng mưa trung bình trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 412,7 mm, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Hơn nữa, từ tháng 5 đến nay đã xảy ra nhiều đợt nắng nóng kéo dài (đạt kỷ lục 100 năm trở lại đây) nên lượng mưa trong các hồ chứa hiện đang rất cạn. Đây là áp lực lớn dồn lên thời vụ gieo cấy, đòi hỏi ngành NN&PTNT cũng như chính quyền các cấp phải quyết liệt triển khai các biện pháp, đồng hành cùng nông dân trong nỗ lực “cứu” vụ hè thu.    

 

Trong các ngày 13 – 16/7 đã liên tiếp xuất hiện mưa, nhưng nhìn chung, khả năng đảm bảo nước phục vụ sản xuất vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Dự báo tình hình khô hạn có thể còn kéo dài, Sở NN&PTNT vừa có công văn gửi các huyện, thành phố về việc tăng cường thực hiện các biện pháp chống hạn. Sở đề nghị các địa phương triển khai mạnh các biện pháp giữ nước, sử dụng nước tưới hợp lý để kiểm soát tình trạng cây trồng bị chết do thiếu nước; đồng thời huy động tối đa các trạm bơm dầu dã chiến và dùng guồng tát nước để tranh thủ lượng nước đã tích trữ được sau mưa tập trung làm đất cho kịp thời vụ. Với nỗ lực bám sát địa bàn, chính quyền các địa phương đã kiên quyết chỉ đạo bà con huỷ bỏ những diện tích mạ già ống, tiếp tục chăm sóc diện tích mạ bị khô và lúa đã cấy, đồng thời khuyến cáo nếu đến cuối tháng 7 vẫn không đủ lượng nước cấy thì nên chuyển đổi sang trồng ngô thu đông và một số cây ngắn ngày như đậu tương, khoai lang, bầu bí, rau, lạc… Mục tiêu quan trọng là đảm bảo gieo trồng hết diện tích, quyết tâm không để đất trống trong vụ hè thu.

 

Ông Trần Kim Phàn nhấn mạnh: Mặc dù đang dồn sức chống hạn “cứu” vụ hè thu nhưng mặt khác, các địa phương trong tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống lũ bão với tinh thần chủ động cao. Mùa mưa bão năm nay được dự báo sẽ khốc liệt dị thường, so với những năm trước sẽ tăng cả tần suất lẫn cường độ. Chính vì vậy, sẽ tiếp tục tạo áp lực lớn cho sản xuất vụ hè thu, các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng các phương án cấp bách./.

 

 

                                                                                    Thu Trang

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục