Cơ giới hóa đồng bộ trong 
khai thác ở công ty than Vàng Danh.

Cơ giới hóa đồng bộ trong khai thác ở công ty than Vàng Danh.

Không ủng hộ công nghệ lạc hậu, khuyến khích khai thác đến "cốt âm" là quan điểm chủ đạo của Ðề án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020.

Quy hoạch chậm điều chỉnh, chưa sát thực tế

Từ năm 1996, khi có Luật Khoáng sản, thành phố quy hoạch khai thác, tận thu khoáng sản rắn trên địa bàn huyện Thủy Nguyên; quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi lòng sông,... Song nay, cả hai quy hoạch này không còn phù hợp do các quy hoạch không gian, các ngành có sự thay đổi; những quy định về vấn đề này đã có sự điều chỉnh. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng Bùi Quang Sản cho biết: Quy hoạch khai thác khoáng sản rắn thuộc Bộ Công thương; quy hoạch đá vôi phục vụ sản xuất xi-măng thuộc Bộ Xây dựng. Cấp thành phố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đất sét làm phụ gia, gạch, si-líc làm phụ gia xi-măng và khai thác tận thu làm vật liệu gia cốt nền đường, một phần làm phế phẩm bê-tông; cát san lấp mặt bằng. Tuy nhiên, việc lập quy hoạch quản lý khoáng sản này vẫn rất cần thiết. Bởi việc khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch đang gây tác động xấu tới môi trường và cuộc sống của người dân và khu vực có mỏ. Ðây là quan điểm của Phó trưởng Ðoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng Trần Ngọc Vinh bày tỏ tại hội thảo trực tuyến góp ý dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi). Theo ông Vinh, bên cạnh những loại, mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, vẫn còn nhiều điểm mỏ nhỏ lẻ không nằm trong vùng dự trữ tài nguyên quốc gia rất cần quản lý. Do đó, việc giảm bớt thủ tục hành chính, phân cấp cho UBND tỉnh, thành phố trong quản lý khoáng sản là rất cần thiết.

Thời gian qua, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn do việc thiếu quy hoạch. Tổng công ty

xi-măng Chin-Fong mất hai năm mới làm xong báo cáo đánh giá tác động môi trường khu vực núi Áng Cao. Do có tình trạng cùng một khu mỏ nhưng ở các tài liệu, văn bản của thành phố có tên gọi khác, quy hoạch khu mỏ được phê duyệt của Chính phủ lại có tên gọi khác nên doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian để làm thủ tục đổi tên gọi. Thí dụ khu mỏ núi Áng Cao có tới ba, bốn tên gọi khác nhau: Triệu Cao, Áng Gạch, Ðống Cao,... Cần thống nhất cách gọi tên các khu mỏ; việc gọi tên phải theo quy hoạch được phê duyệt. Không có quy hoạch, việc khai thác tiến hành tràn lan, nguy cơ gây ảnh hưởng mất an toàn đến môi trường, công trình hạ tầng kỹ thuật khác rất lớn, việc này có thể thấy ở huyện Tiên Lãng. Khu vực thượng lưu và hạ lưu của bến Khuể có lượng lớn cát xây dựng. Tuy nhiên, nếu cấp phép khai thác chỉ xác định không gian hoạt động một cách chung chung thì nguy cơ mất an toàn công trình đê điều, khu dân cư là rất lớn. Bởi nằm trong khu vực này có những chỗ là cơ đê không thể khai thác. Hay nằm ở hạ lưu có một thôn của xã Tự Cường, nếu khai thác cát sẽ bị sạt lở; hay hạ lưu bến Khuể là cửa sông nếu tiếp tục khai thác sẽ không bảo đảm an toàn. Từ đê biển 3 của Tiên Lãng phải đi tới hai km mới ra tới biển, khu vực này có năm cồn cát lớn, tổng diện tích tới 2.000 ha, nhưng trong văn bản chỉ xác định 97 ha. Cần có quy hoạch đánh giá trữ lượng cụ thể mới có quy mô tổ chức khai thác hợp lý. Tuy nhiên, để việc quản lý hoạt động khai thác, thăm dò, chế biến và sử dụng khoáng sản bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường thì vấn đề công nghệ khai thác, chế biến cần quy định cụ thể.

Cần đề cao công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến

Ðó là ý kiến của Tổng Giám đốc Tổng công ty da giày Nguyễn Ngọc Lâm. Theo Tổng Giám đốc Lâm, khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Nhiều khi, những lợi ích thu được qua khai thác khó có thể bù đắp những thiệt hại về môi trường. Quy hoạch khai thác khoáng sản cần có sự so sánh giữa những lợi ích kinh tế với những thiệt hại môi trường; cần có quy định về quản lý công nghệ khai thác. Ðây là cơ sở để quản lý, kiểm soát hạn chế ô nhiễm môi trường. Trao đổi vấn đề này, Giám đốc Bùi Quang Sản cho biết: Ðề án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố đến năm 2020 chưa đề cập sâu đến công nghệ. Song vấn đề công nghệ khai thác và chế biến sẽ được xem xét cụ thể ở từng dự án. Quan điểm chung là không ủng hộ công nghệ lạc hậu. Ðiều này thể hiện trong việc tổ chức thực hiện đề án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của thành phố có nhấn mạnh vấn đề ủng hộ khai thác sâu. Hiện nay, việc khai thác mỏ trên địa bàn thành phố mới chỉ khai thác đến cốt dương. Ðồng thời ưu tiên chế biến "sâu", đó là sử dụng khoáng sản để chế biến sản phẩm có công nghệ cao, như: đá vôi có hàm lượng cao ưu tiên sản xuất xi-măng; tổ chức làm phụ gia luyện thép, ngành hóa luyện (cao-su), chất dẻo; đá phục vụ đúc cấu kiện bê-tông.

Dự thảo Luật Khoáng sản sửa đổi đang được Quốc hội xem xét, điều chỉnh. Vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản  được nhiều người quan tâm. Ðây là những thuận lợi cơ bản trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hoạt động khai thác khoáng sản.
 
                                                                              Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục