“Không chỉ là tiết kiệm chi phí, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, việc xây dựng tàu điện 1 ray còn là cú huých để đưa ngành cơ khí trong nước phát triển…” - lãnh đạo Vinaconex khẳng định.

 

Vinaconex đang đề xuất triển khai tàu điện 1 ray trên tuyến đường Láng - Hòa Lạc kéo dài đến Nam Hồ Tây (ảnh minh họa)
 
Ý tưởng đầu tư cho dự án tàu điện 1 ray trong những ngày qua đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận trong nước. Vì sao Vinaconex lại đề xuất phương án này và vì sao lại chọn tuyến đường từ Láng - Hòa Lạc kéo dài đến Nam Hồ Tây để thử nghiệm? Xung quanh vấn đề này, ông Đoàn Châu Phong - Phó Tổng Giám đốc Vinaconex cho biết:
 
Về ý tưởng đầu tư tuyến đường sắt trên cao, chúng tôi trình Thủ tướng Chính phủ từ năm 2002, khi bắt đầu triển khai xây dựng tuyến đường Láng - Hoà Lạc. Theo đó, Vinaconex đã đề xuất làm tuyến tàu điện một ray để chỉnh trang toàn bộ tuyến đường cao tốc Láng - Hoà Lạc và đã được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
 
Chúng tôi chọn tuyến Láng - Hoà Lạc để xây dựng tàu điện 1 ray, ngoài việc muốn xây dựng một tuyến đường mẫu của đô thị Việt Nam, thì còn tận dụng được lợi thế về vị trí đất lưu không tại dải phân cách giữa 2 làn xe cơ giới, nên tiết kiệm được chi phí và thời gian cho việc giải phóng mặt bằng.
 
Nếu xây dựng tàu điện 1 ray, chúng ta sẽ tận dụng được gì ở lợi thế của Việt Nam?
 
Ở các nước, chi phí đầu tư tàu điện 1 ray cho phần xây dựng thường chiếm 60%, 25% cho chi phí thiết bị và 5% chi phí vận hành. Còn ở Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng, rút từ 60% xuống khoảng 30% do ứng dụng công nghệ mới mà Vinaconex đang thi công như: công nghệ bê tông dự ứng lực, chi phí nhân công cũng giảm so với ở nước ngoài.
 
Ngoài ra, về đầu tư sản xuất thiết bị, đây cũng là cơ hội cho ngành cơ khí trong nước nội địa hoá các chi tiết như phần ray, vỏ thân tàu; chỉ còn nhập động cơ và phần điều khiển nhưng tôi tin là kể cả phần điều khiển, chúng ta cũng chế tạo được trong nay mai.
 
Như vậy, so với mức đầu tư tàu điện 1 ray trên thế giới, liệu suất đầu tư của chúng ta có cạnh tranh không?
 
Hoàn toàn cạnh tranh, như chúng tôi tính toán sơ bộ, chi phí cho tuyến tàu điện 1 ray trên thế giới, cụ thể như dự án Hita chi Okinawa 2003, suất đầu tư 44 triệu USD/km; Kuala Lumpur 2003: 36 triệu USD/km; tuyến cạnh tranh nhất hiện nay là Urbanaut Incheon - Korea 2008: 18 triệu USD/km… thì ở Việt Nam là 8 triệu USD/km (tương đương 152,9 tỉ đồng) và tổng mức đầu tư toàn tuyến khoảng 5.810 tỉ đồng.
 
So với các phương tiện giao thông khác, tàu điện 1 ray vẫn có suất đầu tư cao hơn, vậy việc thu hồi vốn sẽ được triển khai như thế nào?
 
Khi triển khai dự án, chúng ta thấy vấn đề an sinh ở đây là rất lớn, có thể giải quyết ách tắc giao thông, khuyến khích người dân tham gia phương tiện giao thông công cộng. Còn hiệu quả về tài chính thì cần phải thông qua một dự án nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá phân tích tổng thể về thời gian thu hồi vốn và các dự án đầu tư.
 
Xin cám ơn ông!
 
 
                                                                             Theo DanTri

Các tin khác


UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Khơi thông nguồn vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng

(HBĐT) - Xác định nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua, ngành ngân hàng tỉnh đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng KT-XH ở mức hợp lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục