Thép đã quay đầu tăng giá mạnh.

Thép đã quay đầu tăng giá mạnh.

Lạm phát trong hai tháng gần đây đã xuống thấp hơn cả dự báo. Tuy nhiên, dù các chỉ số được công bố có chiều hướng thuận lợi nhưng thực tế, giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng vẫn còn tăng mạnh, số hàng hóa giảm giá cực hiếm. Người dân vẫn chưa cảm nhận được “lạm phát thấp”.

Hàng nhập khẩu tăng giá

 

Cách đây hơn một tháng, các siêu thị lớn đã đồng loạt nhận được nhiều đề nghị tăng giá thêm 5% đối với nhiều nhóm hàng hóa tiêu dùng. Đa số các doanh nghiệp (DN) đề nghị tăng giá đều lý giải là hàng hóa và nguyên liệu nhập khẩu đều đang tăng giá lên đáng kể.  

 

Lý giải về điều này, các chuyên gia đến từ Viện khoa học thị trường giá cả cho biết, có hai nguyên nhân để giá nhập khẩu tăng.  Một là giá nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng, hai là tỷ giá đang có xu hướng nhích lên.

 

Thực tế, giá cả thế giới sau một thời gian giảm đang dần ổn định và tăng trở lại. Điều này dễ thấy nhất với giá thép. Sau khi giảm trong hai tháng trước thì từ đầu tháng 7/2010 đến nay, với tổng mức tăng sau các lần điều chỉnh là 600.000-700.000 đồng/tấn. Mức giá phổ biến là 13,55 - 13,87 triệu đồng/tấn, thép cây dao động 13,55 - 13,91 triệu đồng/tấn.

 

Một mặt hàng nhập khẩu khác đang tăng giá mạnh chính là sữa bột. Sau một thời gian ổn định giá sữa bột đã tăng trở lại với mức điều chỉnh 5 – 10% tùy theo hãng và sản phẩm. Bên cạnh đó, thông tin mới đây từ Bộ Công Thương cho biết, giá giấy in, giấy viết và giấy in báo đã tăng trong tháng 7 và tiếp tục được dự báo sẽ còn tăng trong tháng 8/2010. Với nhu cầu tăng mạnh các sản phẩm giấy phục vụ cho năm học mới 2010 - 2011, các sản phẩm giấy sẽ nằm trong xu hướng tăng do giá giấy và bột giấy trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng.

 

Tiếp nhận những thông tin tăng giá hai mặt hàng này, chị Minh Hằng ở Quận Cầu Giấy – Hà Nội, có hai con nhỏ đều đang theo học lớp 1 tỏ ra lo ngại. Tiền ăn học hàng ngày của hai đứa nhỏ chiếm một tỷ lệ lớn trong chi tiêu gia đình. Đầu năm học mới bao nhiêu chuyện phải chi tiêu nay giá sữa, giá sách vở nếu tăng lên như dự báo thì những gia đình có con nhỏ, đi học sẽ phải chi phí tốn kém hơn.

 

Trong khi đó, trước những biến động của tỷ giá USD gần đây đã khiến cho nhiều DN nhập khẩu đã tăng giá bán nhiều sản phẩm trên thị trường. Đầu tiên là các mặt hàng xe máy, linh kiện điện tử đã có điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, điều lo ngại nhất là giá nguyên liệu đầu vào sẽ điều chỉnh tăng lên theo chi phí VND so với tỷ giá.

 

Điều này buộc DN sẽ phải điều chỉnh giá bản sản phẩm. Ông Vũ Minh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội chỉ ra rằng: Trong những tháng cuối năm 2010, Việt Nam sẽ chịu áp lực tăng giá nguyên liệu cơ bản do tiếp tục phải nhập khẩu và điều này tác động lên giá thành sản phẩm trong nước.

 

Thực phẩm: tìm cơ hội nhích lên

 

Sau một thời kỳ tạm lắng, dịch bệnh trên lợn lại tái bùng phát. Điều này không chỉ gây ra khó khăn cho tiêu dùng hàng ngày của người dân mà còn khiến giá cả nhiều mặt hàng khác tăng lên do nguồn cung mặt hàng thực phẩm phổ biến này bị hạn chế, cũng như tâm lý hạn chế thịt lớn trong dân.

Mô tả ảnh.
Thực phẩm đều đặn nhích giá lên. (Ảnh: VNN)

 

Khảo sát sơ bộ tại các chợ Hà Nội gần đây cho thấy, trong khi giá thịt lợn chưa có dấu hiệu tăng thì hàng loạt các mặt hàng khác như thịt gia cầm, thịt bò, cá, hải sản vẫn tăng giá do nhu cầu tăng lên. Hiện, giá gà ta sống ở các chợ ngoại thành như chợ Hạ Vĩ, Thường Tín tăng 3.000 đồng/kg, gà ta làm sẵn, gà công nghiệp làm sẵn, vịt hơi cùng có mức tăng 1.000 đồng/kg, ngan thịt tăng 3.000 đồng/kg, gà công nghiệp tăng 2.000 đồng/kg. Tại các chợ nội thành, giá vịt hơi, ngan thịt tăng 2.000 đồng/kg, vịt thịt tăng 5.000 đồng/kg. Giá cá quả tăng 10.000 đồng/kg.

 

Tại siêu thị Co.opmart, giá một số loại rau thời gian vừa qua cũng tăng từ 500 - 5.000 đồng/kg như: rau ngót tăng 3.000 đồng/kg, cải ngọt tăng 5.000 đồng/kg, mồng tơi tăng 1.000 đồng/kg, hành tây tăng 2.500 đồng/kg, chanh tăng 3.000 đồng/kg, củ cải, bầu tăng 1.500 đồng/kg, su hào tăng 1.000 đồng/kg, bí đỏ tăng 2.000 đồng/kg. Các loại rau gia vị như mùi tàu, hành lá tăng từ 6.000 - 8.500 đồng/kg.

 

Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, dự báo diễn biến thị trường trong những tháng còn lại của năm 2010 vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác bình ổn giá. Nguồn cung thịt lợn tiếp tục khan hiếm do ảnh hưởng của dịch tai xanh và liên cầu khuẩn ở lợn. Trong thời gian tới có khả năng khan hiếm, giá có thể sẽ tăng cao khi dịch bệnh qua đi tiêu dùng tăng trở lại nhưng nguồn cung bị hạn chế.  Trong khi đó, do nắng nóng kéo dài cộng với mưa bão thất thường khiến chất lượng và sản lượng rau, củ quả giảm sút đáng kể. Giá cả có thể sẽ biến động thêm.

 

                                                                                                                          

                                                                                                                             Theo Vnn

 

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục