Tàu chở cát ở cảng Ba Cấp từ thành phố Hòa Bình lên thủy điện Sơn La chờ nước lên để được cẩu được cát xuống thuyền

Tàu chở cát ở cảng Ba Cấp từ thành phố Hòa Bình lên thủy điện Sơn La chờ nước lên để được cẩu được cát xuống thuyền

(HBĐT) - Tháng 9 là thời điểm cao trào của mưa lũ. Đã có 5 cơn bão nhưng những cư dân sống dựa vào dòng sông Đà lại đang “chết khát”. Họ mong ngóng từng hạt mưa, cơn lũ đổ về để mưu sinh. Người buôn bán mong nước lên để thuyền bè cập bến vào chở hàng. Người cửu vạn mong nước lên để có việc làm. Người vớt củi mong lũ về để có nhiều củi. Làng chài mong nước về để con tôm, con cá ngược dòng lên. Thuyền chở cát cho thủy điện Sơn La mong nước lên để được cát xuống thuyền. Tất cả đều mong lũ về.

 

Hàng năm vào mùa này, cảng ba cấp ở thành phố Hòa Bình tấp nập tàu ra vào, xe chở hàng chạy ngược xuôi, người làm các huyện đổ về tranh thủ làm thời vụ mùa lũ. Khác hẳn với mọi năm, năm nay trên bến dưới thuyền ở cảng đều đìu hiu. Hơn 20 chiếc tàu chở cát nằm dài chờ nước lên mới chuyển được cát xuống tàu. Anh Đinh Văn Ước, trưởng bến ba cấp buồn rầu: Thời điểm này là đang thời vụ thu hoạch ngô ở Sơn La. Mọi năm tàu vào cập bến kín cảng mỗi ngày có khoảng trên 30 chuyến xe ô tô vào cảng bốc ngô từ tàu lên. Năm nay, ngày nào cao điểm thì được 4 chuyến. Như hôm qua (12/9) không có tàu nào cập bến nên đội lái xe chẳng có việc làm. Hôm kia (11/9) có một tàu về có 3 chuyến ngô. Hôm nay, thì cả buổi sáng không có tàu nào về. Buổi trưa có một tàu về chắc được khoảng 3 chuyến ô tô. Nước trên lòng hồ xuống thấp tàu không đi được nếu đi cũng không vào cập bến được. Nhiều tàu lên Sơn La bốc ngô nước rút không đi được đành phải mắc cạn cả tháng trời trên đó. Để cho tàu vào bốc hàng bến đã thuê máy ủi đường xuống tận mép nước nhưng cũng chỉ có tàu nhỏ vào được. Tàu không vào được bến đồng nghĩa với việc đội quân bốc vác trên cảng phải chơi dài. Mấy hôm trước mực nước khoảng 100m thấp hơn mọi năm khoảng 17m, mấy ngày nay tôi thấy nước ngày càng xuống. Tôi làm ở đây gần 10 năm nay chưa thấy năm nào rơi vào tình cảnh như thế này.

 

Anh Thu quê ở huyện Lạc Sơn cho biết: Mọi năm ra đây làm không có lúc nào nghỉ. Tàu cập bến nhiều làm không hết việc. Nay thỉnh thoảng có việc không thì ngồi chơi suốt. Anh Ước cho biết thêm: Mọi năm sau khi nghỉ 2/9 tôi phải ngược xuôi tìm người làm. Có thời điểm có hơn 100 người mà làm không hết việc. Đến giờ chỉ có hơn 20 người mà thỉnh thoảng mới có việc. Nếu nước lòng hồ cứ xuống như này thì người làm bỏ về hết. Đến lúc nước lên thì không biết tìm ai mà làm. Đội tàu chở cát lên Sơn La ở cảng mấy tháng nay cũng nằm phơi mình trên lòng hồ. Nước rút tàu và xà lan không lên gần bãi để múc cát được mà cẩu cát thì không thể quăng xuống được. Nếu có cát thì cũng không đi được vì bị mắc cạn ở đây.

 

Gia đình anh Nguyễn Văn Huân ở xóm Tháu, xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình có 3 khẩu quanh năm sống dựa vào nghề vớt củi bán cảng ba cấp. Mùa lũ anh đi dọc lòng hồ từ cảng ba cấp ngược lên Sơn La. Mùa khô vợ chồng anh đi dọc sông nhặt gốc cây trơ lại trên lòng hồ. Anh cho biết: Chưa bao giờ tôi đi quá vài chục cây số để vớt củi. Năm nay nước cạn không có lũ nên không có củi đi hai tuần về mới được một thuyền. Mọi năm một xe ô tô khoảng 14 m3 cuỉ giá 800 nghìn nay lên 1,4 triệu đồng, biết là được giá nhưng cũng đành chịu đành phải ngồi thuyền chờ nước lên.

 

Ông Nguyễn Văn Tám, làng chài Tân Thịnh cho biết: Hồi tháng 6 vừa qua nước hồ xuống thấp gần mực nước chết rồi lũ tiểu mãn về làm tôm cá chết nhiều. Giờ không còn cá để mà đánh. Không có cá nhiều gia đình làng chài sống khó khăn hơn. Họ mong ngóng từng ngày có lũ về nước lên con cá con tôm dễ bắt để cuộc sống đỡ khó khăn hơn.

 

 

                                                                                            Việt Lâm    

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục