Không chỉ hàng nhập mà hàng trong nước cũng tăng giá theo USD. Tỉ giá USD trên thị trường đã vượt trên 20.000 đồng/USD. Nhiều mặt hàng nhập khẩu bị tác động, đẩy giá lên theo.

Tỉ giá USD tăng đang gây áp lực lên giá thép xây dựng. Ảnh: Hồng Thúy

 
Giá xi măng, phân bón, gas... đều tăng
 
Các nhà sản xuất, kinh doanh thép xây dựng đang căng thẳng theo nhịp điệu giá USD. Theo tính toán từ các nhà sản xuất thép, với tỉ giá như hiện nay, họ đang bị lỗ từ 80.000 đồng - 150.000 đồng/tấn dù giá phôi nguyên liệu trên thế giới vẫn đang ổn định ở mức 580 USD/tấn. Một số doanh nghiệp (DN) cho biết trong tuần này hoặc tuần sau sẽ điều chỉnh giá tăng, trước mắt là 150.000 đồng/tấn để hòa vốn.
 
Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, cho biết Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã điều chỉnh giá tăng 50.000 đồng/tấn hồi tuần trước, trong đó có cả lý do tỉ giá vì một số nguyên phụ liệu đều phải nhập khẩu. Ngoài ra, còn do nguồn cung than đá đang gặp khó khăn, một số nhà máy không chủ động được kế hoạch sản xuất nên phải giảm công suất hoặc tạm ngưng sản xuất.
 
Đang tăng mạnh nhất là giá gas và phân bón. Theo ông Lê Quốc Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, giá phân urê từ 7,1 triệu - 7,3 triệu đồng/tấn (tăng hơn 1 triệu đồng), phân DAP 12 triệu đồng/tấn (tăng 3 triệu đồng), phân kali 8,5 triệu- 9 triệu đồng/tấn (tăng 1,5 triệu đồng). Sắp tới, các lô hàng phân bón nhập khẩu về tính với tỉ giá cao cộng với giá phân bón thế giới tăng thêm thì giá bán ra thị trường có thể sẽ tăng tiếp trên dưới 10%.
 
Các công ty kinh doanh gas cũng cho biết tháng 11 này sẽ tăng giá do giá gas thế giới tăng và tỉ giá cao. Giá gas thế giới hiện đang chào bán 750 USD/tấn, tăng 55 USD/tấn so với hồi đầu tháng 10. Nếu tính giá USD 19.500 đồng/USD thì giá gas bán lẻ sẽ tăng khoảng 15.000 đồng/bình 12 kg (giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ lên 287.000 đồng/bình 12 kg).
 
Hàng tiêu dùng nhấp nhổm
 
Không phản ứng tức thì với tỉ giá nhưng nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm cũng đã nhấp nhổm tăng. Theo các siêu thị, từ cuối tháng 8, một bộ phận nhà cung cấp các mặt hàng rượu, nước ngọt, nước giải khát, bánh kẹo... nhập khẩu đã tăng giá 5% - 10%. Từ đầu tháng 10 đến nay, với  những mặt hàng này đến lượt nhà sản xuất trong nước tăng giá. Bà Nguyễn Ánh Hồng, Tổng Giám đốc hệ thống Maximark, cho biết từ đầu tháng đến nay, nhiều nhà cung cấp đã đề xuất tăng giá từ 10% trở xuống và sẽ chính thức áp dụng trong tháng 11. Ông Huỳnh Hữu Tuấn, quản lý Citimart Bình Thạnh, cho biết cách đây vài ngày, một số mặt hàng bia, hóa mỹ phẩm đã tăng giá 5%, các loại hóa mỹ phẩm của Unilever đã tăng 5%. Mới đây, vài nhà cung cấp bánh kẹo, cà phê thông báo tăng 5% - 10%...
 
Hệ thống Saigon Co.op cũng xác nhận đã tiếp nhận đề nghị tăng giá của một số nhà cung cấp bánh kẹo, hàng nhôm, nhựa, quần áo... Đây là những mặt hàng sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu, chịu ảnh hưởng nhiều bởi giá USD tăng. Tuy nhiên, chưa xảy ra hiện tượng tăng giá ồ ạt.
 
Tại các chợ, giá các mặt hàng tiêu dùng, quần áo, giày dép, bánh kẹo, đường, dầu ăn... đã và đang tăng 5% - 15%. Theo các tiểu thương chợ Bình Tây (quận 6-TPHCM), An Đông (quận 5), không riêng giá USD mà giá nhân dân tệ tăng cũng ảnh hưởng đến giá nhiều loại hàng hóa, nhất là những mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc...
 
                                                                                         Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục