Ðã gần ba năm kể từ ngày người dân Việt Nam chính thức coi mũ bảo hiểm là người bạn trên mọi nẻo đường, nhưng phần lớn người tiêu dùng Việt vẫn chưa thể đặt trọn niềm tin vào "người bạn" này để bảo vệ an toàn tính mạng cho cuộc sống mình. Khi hàng kém chất lượng và không rõ nguồn gốc còn tràn lan trên thị trường thì việc 'chọn mặt, gửi vàng' trở nên khó khăn hơn bội phần. Ðiều quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm, không phải là doanh số và lợi nhuận mà chính là sự an toàn tính mạng và tương lai cho người tiêu dùng, cho thị trường và nền kinh tế Việt Nam

 

Mũ bảo hiểm kém chất lượng tràn lan trên thị trường

Hiện nay, trên hầu hết các tuyến đuờng TP Hồ Chí Minh và tất cả các tỉnh thành trong cả nuớc, mũ bảo hiểm (MBH) kém chất luợng bày bán tràn lan trên vỉa hè với giá bán chỉ 20.000 - 30.000 đồng/cái, mẫu mã bắt mắt, nhiều kiểu dáng. Rất nhiều người dân chọn mua và sử dụng loại MBH này, nhưng đi kèm với nó là các nguy cơ khi có nhiều sản phẩm loại này thậm chí còn không có mút xốp, hoặc có nguồn gốc từ nhựa phế liệu. Ðáng nói hơn nữa là trong số những MBH siêu rẻ bày bán, có không ít MBH dán tem CR - tem tiêu chuẩn hợp quy. Chính điều này cũng góp phần làm giảm lòng tin của người dân đối với sản phẩm MBH.

Tuy nhiên, dù cho thiếu lòng tin, người tiêu dùng, nông thôn và thành thị, cần thiết nhìn nhận vai trò quan trọng của MBH trong cuộc sống. Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, hiện cả nước có gần 30 triệu mô-tô, xe máy. Hai phần ba tổng số tai nạn giao thông là các truờng hợp chấn thương đầu với tỷ lệ tử vong cao, trong đó tình trạng trẻ em không đội MBH chiếm một phần không nhỏ. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt thống kê được hơn ba triệu trường hợp vi phạm Luật Giao thông, với hơn 900.000 vụ không đội MBH.

Cố gắng của doanh nghiệp Chí Thành

So với các sản phẩm bán tràn lan trên lề đường, những chiếc MBH đạt chất lượng do doanh nghiệp trong nước sản xuất khác biệt ở điểm nào? Luôn canh cánh về vấn nạn hàng kém chất lượng và không rõ nguồn gốc được bày bán đại trà trên thị trường, Công ty SX MBH Chí Thành, một trong số ít những doanh nghiệp hết lòng với cuộc sống của người tiêu dùng  luôn cố gắng để tất cả các sản phẩm của Chí Thành đều được chế tạo với chất liệu nhựa ABS, chắc chắn, chịu va đập tốt và chống trầy. Bên trong MBH luôn được lót lớp xốp dày, kết hợp với hệ thống thoáng khí hợp lý giúp người tiêu dùng an tâm và thoải mái khi dùng. Chính vì đầu tư để có những sản phẩm đạt chất lượng, chăm lo cho sự an toàn của người dân nên giá thành của những chiếc MBH của các DN này thường cao gấp 3 - 4 lần MBH được bày bán ở lề đường. Nhưng theo ông Nguyễn Văn Lập, Giám đốc Chí Thành, chính tâm lý tiết kiệm khi mua MBH vô tình tạo nên sự lãng phí ghê gớm cho người dân. 'Những chiếc MBH lề đường, giá có thể rẻ hơn sản phẩm của các DN trong nước thật, nhưng so về độ bền thì kém xa. Trung bình với 30.000 đồng, các sản phẩm MBH này chỉ dùng được từ 1 đến 3 tháng. Trong khi bỏ ra 120.000 đồng mua một sản phẩm trong nước đạt chất lượng, chúng ta có thể yên tâm dùng quanh năm. Dùng MBH rẻ tiền, chất lượng kém là cả một sự lãng phí!' - Ông Lập cho biết.

Phân khúc khách hàng lớn nhất mà Chí Thành hướng đến để phục vụ là nông dân. Vì vậy, từ năm 2009 đến nay, Chí Thành đã rong ruổi khắp các nẻo đường nông thôn để mang mũ bảo hiểm của mình đến tận tay người tiêu dùng vùng sâu, vùng xa. Mưa gió, bão lũ cũng đi, nhiệt tình giải thích về chất liệu, tính năng của chiếc mũ sẽ đồng hành cùng bà con trên mọi nẻo đường làng, đường ra ruộng, đường đi chợ, đường đưa con cháu đi học... Chí Thành thường xuyên có mặt trong các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN BSA tổ chức. Những phiên chợ này rất đông vui, và đã góp phần nhất định vào công cuộc đẩy lùi hàng lậu, hàng giả, hàng dởm, hàng kém chất lượng. Nhưng một bàn tay khó có thể vỗ nên tiếng.

Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng

Ðể có thể thật sự đem lại cho nguời tiêu dùng sự an tâm và cuộc sống tốt nhất, DN đã và đang nỗ lực hết sức mình mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ khi ba nhân tố chủ chốt trong thị trường 'Cơ chế nhà nước - Doanh nghiệp - Người tiêu dùng' có thể thật sự hòa hợp và hỗ trợ lẫn nhau, chúng ta mới bước đầu thực hiện được vấn đề nâng cao cuộc sống của mỗi người.

Trong khi các DN cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm cùng dịch vụ để phục vụ người tiêu dùng tốt nhất, thì hàng lậu, hàng kém chất lượng vẫn nhan nhản và đang được ngang nhiên bày bán công khai trên thị trường. Ðể tiếp thêm năng lượng cho các DN này, Nhà nước cần có cơ chế bảo vệ đối với các DN làm ăn chân chính, tạo sự yên tâm cho họ, để họ mạnh dạn phát triển và tái đầu tư hiệu quả hơn. Bảo vệ DN nước nhà làm ăn chân chính, chính là gián tiếp bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Kết quả kéo theo của công cuộc đó chính là sự tiết kiệm tài nguyên và nhân lực nước nhà, tận dụng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống của nhân dân và bảo đảm một tương lai vững bền cho nền kinh tế Việt Nam. Chỉ có cơ chế nhà nước mới có thể trong sạch hóa thị trường trong nước với  chính sách về sản xuất và kinh doanh có điều kiện. Khi được sự định hướng thích hợp thì lực lượng quản lý thị trường có thể xiết chặt, thu hồi và tiêu hủy các loại MBH kém chất lượng, làm giảm gánh nặng cho các DN trong nước làm ăn đứng đắn.

Con đường phía trước không trải hoa hồng, nhưng vượt qua được, chờ đợi chúng ta là những thành công rực rỡ đối với DN, người tiêu dùng và nền kinh tế Việt Nam. Yếu tố quyết định thành công hay thất bại của chúng ta chính là sự kết hợp hiệu quả hay không giữa tổ hợp ba bên kể trên. Theo chúng tôi, đã đến lúc Nhà nước cần quy định đưa sản xuất MBH vào loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Chỉ khi đã chung sức và có được sự hỗ trợ từ chính quyền một cách vững chắc thì vấn nạn hàng gian, hàng giả mới có thể giảm dần và sự an toàn tính mạng của người dân mới ngày càng bảo đảm hơn.

 

 
Nghị định của Chính phủ số 59/2006/NÐ-CP ngày 12-6-2006 với nội dung bao gồm Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ, cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và thương mại có điều kiện. Nghị định ra đời nhằm thắt chặt các tiêu chuẩn về chất lượng đối với những sản phẩm đặc biệt. Nghị định bao gồm ba danh mục: Hàng hóa và dịch vụ cấm, hạn chế và kinh doanh, sản xuất có điều kiện. Các sản phẩm cấm kinh doanh chủ yếu là các loại hàng hóa như vũ khí, ma túy, hóa chất độc hại... Danh mục hạn chế kinh doanh chủ yếu là các loại như chất nổ, rượu, xì-gà. Danh mục sản phẩm và dịch vụ kinh doanh có điều kiện phần lớn nằm ở những hạng mục mang tính phục vụ lợi ích và cuộc sống của người dân (y tế, dược phẩm...). Sản phẩm mũ bảo hiểm (MBH) cần được đưa vào danh sách sản phẩm sản xuất và kinh doanh có điều kiện. Ðã có nhiều trường hợp thiệt mạng thương tâm chỉ vì sử dụng MBH kém chất lượng. Thả nổi thực trạng MBH kém chất lượng tràn lan chính là gián tiếp tiếp tay cho tệ nạn sản xuất và buôn bán hàng gian, hàng giả.

Hiện nay trong nước có khoảng gần mười sản phẩm MBH đáp ứng đủ yêu cầu chất lượng của các cơ quan chức năng đưa ra, trong đó có sản phẩm của Công ty Chí Thành. Thành lập từ năm 2003, tới nay, sau hơn sáu năm hoạt động, Chí Thành vẫn luôn cố gắng hoàn thiện mình. Luôn canh cánh bên mình nỗi lo lắng chân thành cho người tiêu dùng Việt Nam, Chí Thành kêu gọi sự quan tâm từ các phía có liên quan để có thể thật sự đẩy lùi nạn hàng gian, hàng giả. Ðiều mà các doanh nghiệp nghĩ đến không phải là lợi nhuận cá nhân mà chính là tương lai, sự phát triển của cộng đồng vì trên hết, dù đã trở thành doanh nhân, họ vẫn là thành viên năng động của xã hội

 

                                                                                       Theo ND

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục