(HBĐT) - Ngoài lý giải hàng hoá không lưu thông do bão lụt tại miền Trung thì việc chuẩn bị tăng lương và giá vàng, đô la tăng đến “chóng mặt” cũng là nguyên nhân khiến cho hàng hoá thời gian gần đây càng trở nên đắt đỏ. Các chỉ số thị trường cho thấy, giá các mặt hàng thiết yếu biến động hàng ngày theo chiều hướng tăng mà chưa hề giảm hay đứng giá. Dự báo cho đến cuối năm, đây chưa phải đợt tăng giá cuối cùng.

Tháng 11, đánh dấu sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu. Mở đầu là việc tăng giá gas. người tiêu dùng phải chi thêm 25.000 đồng để mua nhiên liệu đốt, nâng giá bình gas 12 kg lên trung bình ở mức 297.000 đồng/bình.

Leo thang theo giá vàng và đô la là hàng loạt các mặt hàng như: gạo, thịt, cá, bánh kẹo... ngay đến rau xanh cũng tăng mạnh, khiến không ít bà nội trợ cũng phải đắn đo. Trước đây, giá một mớ rau muống, cải xanh, cái chíp... các loại có giá trung bình 2.000 đồng/mớ thì đến nay tăng lên đến 4.000 đôngthậm chí là 5000 đồng/mớ. Riêng súp lơ xanh có giá lên đến xấp xỉ 20.000 nghìn đồng/cây.

Trước kia, hầu hết các cửa hàng gạo đều có bảng giá, tuy nhiên cho đến nay, các bảng giá này hầu hết đã biến mất. Một tiểu thương kinh doanh gạo tại chợ Phương Lâm (TP Hoà Bình) giải thích: Giá cả biến đổi hàng ngày khiến chúng tôi không kịp làm bảng giá mới, đành chờ đến khi giá gạo ổn định đứng giá trở lại vậy. Không chỉ với mặt hàng gạo, nhiều thực phẩm khô khác như: nấm hương, mộc nhĩ... cũng vì nguyên nhân trên mà các tiểu thương không thể ghi giá trên bao bì sản phẩm như trước. 

Bà Bàn Thị Kim Cúc (P. Phương Lâm- TP Hoà Bình) chia sẻ: Hiện nay, giá cả tăng mạnh. Đơn cử như giá gạo ngon trước kia chỉ 90.000 đồng/yến nay gạo cùng loại có giá lên đến 140.000- 150.000 đồng/yến. Với những cán bộ hưu trí như chúng tôi chỉ trông vào lương hưu, lương chưa tăng giá đã tăng đến chóng mặt không biết phải chi tiêu sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo đời sống. 

Theo thống kê, các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu đều có mức tăng từ 5- 15%. Cho đến nay, các siêu thị cũng đã bị ảnh hưởng bởi đợt tăng giá này. Bà Trần Thị Mỹ Hạnh- Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần Intimex tại Hoà Bình cho biết: Hiện nay, nhà sản xuất đã có 1 đợt điều chỉnh giá, do đó giá cả các loại hàng hoá tại siêu thị đều tăng nhẹ. Tuy nhiên, trước cơn “bão” tăng giá của thị trường bán lẻ, thực hiện chương trình của Bộ Công thương, chúng tôi đang áp dụng “Tháng vàng giảm giá” với mức giảm từ 5- 30% tập trung ở nhóm hàng hoá thiết yếu. Bên cạnh đó, chúng tôi đang nỗ lực thương thuyết cùng nhà cung cấp dầu ăn đảm bảo không tăng giá góp phần đảm bảo cho người dân yên tâm mua sắm hàng hoá phục vụ các dịp nghỉ lễ cuối năm.   

Tính đến hết tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng toàn tỉnh tăng 0,83% so với tháng 9 và 7,93% so với tháng 12/2009. Với tình hình giá cả như hiện nay, tháng 11 còn nhiều yếu tố bất lợi cho việc kiềm chế chỉ số CPI. Trao đổi với chúng tôi về giải pháp góp phần bình ổn giá, ông Hoàng Đức Trường- Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT cho biết: Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Công thương, chúng tôi đang tích cực triển khai các biện pháp góp phần bình ổn giá. Trong đó, chú trọng kiểm tra đối với việc sử dụng nguồn vốn vay hỗ trợ tham gia chương trình bình ổn giá của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Kiểm tra thường xuyên, đột xuất nhằm phát hiện và xử lý trường hợp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đầu cơ, tích trữ hàng hoá tạo khan hiếm giả để nâng giá hàng hoá thiết yếu.  

Đợt tăng giá vừa qua được cho là ảnh hưởng sự leo thang của giá vàng, giá đô la. Tuy nhiên, cho đến nay dù tỷ giá vàng, đô la đã có lúc giảm song người tiêu dùng vẫn chưa nhận thấy dấu hiệu nào về sự giảm giá của các mặt hàng thiết yếu. Dư luận hi vọng những giải pháp của cơ quan quản lý nhà nước nêu trên sớm mang lại hiệu quả góp phần đảm bảo đời sống cho nhân dân.

                                                                                        Hải Yến

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục