Lãi suất cao sẽ là yếu tố tác động bên ngoài dội vào khiến tình trạng khó khăn của doanh nghiệp tăng theo cấp số nhân

Chưa đầy hai tuần sau khi Ủy ban Tài chính thừa ủy quyền của Chính phủ công bố thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát và giảm sức ép cho tỉ giá, lãi suất ngân hàng (NH) đã biến động mạnh ngoài mức dự báo của giới chuyên môn.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đạt lợi nhuận 20% để trả lãi vay ngân hàng. Trong ảnh: Sản xuất thực phẩm chế biến tại Công ty Việt Hương. Ảnh: TẤN THẠNH
 
Lợi nhuận tỉ lệ nghịch với lãi suất
 
Mặc dù các NH cam kết đồng thuận lãi suất huy động 12%/năm song trên thực tế, lãi suất huy động đã lập đỉnh 13,5%/năm vào chiều 19-11, chưa kể khuyến mãi. Đỉnh này được thiết lập bởi NH Thương mại CP Sài Gòn - Hà Nội khi quyết định điều chỉnh lãi suất tiết kiệm bậc thang tăng lên 13,5%/năm cho các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 13 tháng.
 
Lãi suất cho vay cũng đồng loạt đẩy lên 16%-19%/năm vào thời điểm gần Tết Nguyên đán khiến nhiều doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN vừa và nhỏ, lâm vào cảnh khó khăn. Từ trạng thái không tiếp cận được nguồn vốn vay vì không phải đối tượng được ưu tiên, các DN vừa và nhỏ chuyển sang trạng thái có vốn mà không dám vay vì quá đắt, không có khả năng trả được lãi.
 
Đại diện một DN vừa và nhỏ hoạt động lâu năm trong ngành in ở Hà Nội than thở: Mấy tháng trước, lãi suất 12%/năm cộng chút đỉnh phí thành hơn 13%/năm, DN còn hoạt động cầm chừng để giữ mối trên thị trường. Nhưng lãi suất tăng  lên 16%-19% là quá sức chịu đựng. Trong hoàn cảnh kinh tế mới hồi phục như hiện nay, DN khó có thể đạt lợi nhuận 20% để trả lãi vốn vay cao như vậy. 
 
Năm 2008 đã từng có thời điểm lãi suất huy động tăng từng giờ rồi đạt đỉnh cao 20%/năm. Nhưng mức huy động này chỉ được thực hiện chớp nhoáng trong vài giờ bởi sau đó có sự can thiệp cần thiết của NH Nhà nước. Cùng với đợt tăng phi mã này và đỉnh cao là suy thoái kinh tế năm 2008, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định đó là quá trình sàng lọc đối với cộng đồng DN, loại bỏ những “tế bào yếu” cho một cơ thể muốn phát triển khỏe mạnh.
 
Vòng luẩn quẩn
 
Nhưng một số chuyên gia kinh tế khác lại cho rằng nếu sự sàng lọc này kéo dài và lặp đi lặp lại với những đợt tăng lãi suất mới sẽ đẩy cộng đồng DN đến chỗ phá sản, trước hết là DN vừa và nhỏ.
 
Hầu hết các DN hiện nay đều than phiền về khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức. Nghiên cứu của CIEM cũng chỉ rõ có đến 75% tổng số DN vừa và nhỏ của VN phải đi vay vốn từ nguồn phi chính thức với lãi suất có thể lên tới 5%-6%/tháng để tồn tại và phát triển. Từ hạn chế vốn, DN càng khó tìm được mặt bằng sản xuất và rơi vào vòng luẩn quẩn: Thiếu vốn không thể thuê, mua đất làm mặt bằng sản xuất và không có đất tức là không có tài sản thế chấp để vay vốn.
 
TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ, cho rằng mặt bằng lãi suất quá cao là trở ngại lớn đối với các DN vừa và nhỏ vì bản thân các DN này đã gặp nhiều khó khăn nội tại do trình độ phát triển, quá trình tích tụ còn nhiều hạn chế. Tình trạng này sẽ khiến các DN rút vào cố thủ, không phát triển sản xuất - kinh doanh để tránh những rủi ro lớn có thể gặp phải. Và như vậy sẽ ảnh hưởng đến giải quyết công ăn việc làm trong xã hội và tăng trưởng kinh tế nói chung.
 
                                                                                      Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục