Công ty TNHH Sơn Thủy ở xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) sản xuất gỗ xuất khẩu tạo việc làm cho trên 100 lao động địa phương.

Công ty TNHH Sơn Thủy ở xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) sản xuất gỗ xuất khẩu tạo việc làm cho trên 100 lao động địa phương.

(HBĐT) - “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và thực hiện dồn điền - đổi thửa, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng những tiến bộ KH-KT, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, xây dựng những cánh đồng có giá trị kinh tế cao, đảm bảo an ninh lương thực”.

 

Đây là một trong những nội dung quan trọng được Đại hội Đảng bộ huyện Kỳ Sơn lần thứ XXVI, nhiềm kỳ 2010 - 2015 đưa ra. Thực tế nhìn lại những năm vừa qua, nền kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng CN-TTCN, thương mại, dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường.

 

Là một huyện thuần nông đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Kỳ Sơn đã tập trung thực hiện tốt các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đến nay, huyện đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất toàn huyện giai đoạn 2006 - 2010, quy hoạch phân vùng sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm, điều kiện sinh thái từng vùng, xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, đạt giá trị cao trên một đơn vị diện tích. Trong đó, vùng Phú Cường tập trung sản xuất lúa, chú trọng trồng ngô ven Bãi Đạo; Hợp Thành trồng sắn; Phú Minh phát triển cây dong riềng. Vùng Mông Hóa ngoài cây lúa, tiếp tục phát triển cây mía, xả và các loại cây trồng khác. Vùng thị trấn Kỳ Sơn, Dân Hạ đầu tư sản xuất rau, quả an toàn... Toàn huyện hiện duy trì ổn định diện tích sản xuất cây lương thực có hạt khoảng 2.600 ha (trong đó có 1.800 ha lúa), tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 13 ngàn tấn, cơ bản bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ. Trên cơ sở đó, huyện đẩy mạnh sản xuất các loại rau, củ, quả tại các xã, thị trấn ven sông Đà tạo thành vành đai rau xanh, sạch phục vụ nhu cầu trong huyện, thành phố Hòa Bình và các vùng phụ cận; gắn việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của ngành nông, lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu cho nhà máy trên địa bàn huyện (như Nhà máy chế biến hoa quản SanNam; mô hình trồng và chế biến sắn cao sản tại Phú Minh; nguyên liệu cho Nhà máy ván ghép thanh tại Mông Hóa). Bằng những giải pháp cụ thể, hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm của huyện đạt 2,5 lần/năm, bình quân 1 ha đất trồng cây hàng năm đạt thu nhập khoảng 35 triệu đồng, trong đó có 200 ha đạt 50 triệu đồng/ha. Tổng giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp đạt khoảng 200 tỷ đồng, duy trì mức tăng trưởng 5%.

Từ chỗ ổn định về sản xuất nông, lâm nghiệp đã tạo tiền đề để huyện Kỳ Sơn tăng cường đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch và triển khai thực hiện các khu, cụm, điểm công nghiệp tại các xã Mông Hóa, Phú Minh, Yên Quang, Dân Hòa... Hiện nay, toàn huyện có trên 50 dự án đầu tư với tổng nguồn vốn khoảng 4.000 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động, bình quân thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng. Các dự án đầu tư vào huyện tập trung chủ yếu các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm nên tiếp tục khuyến khích sự phát triển bền vững của ngành nông, lâm nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người nông dân.

Bằng sự năng động, sáng tạo,  không trông chờ ỷ lại, người nông dân ở Kỳ Sơn đã thực sự bứt phá, tạo nên những tiền đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chủ trương của huyện trong giai đoạn từ 2010 - 2015 vẫn xác định nông nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế. Trong đó, tập trung thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng tỷ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, phát triển ổn định các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, vùng nguyên liệu phục vụ chế biến. Đồng thời huy động sức dân cùng với đầu tư của Nhà nước đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, nhất là tận dụng các loại phụ phẩm trong nông nghiệp để sản xuất và thu hút lao động tại chỗ.

 

 

                                                                                      Đỗ Quyên

Các tin khác


Gỡ “nút thắt” nền kinh tế từ việc giảm thuế VAT ở tất cả các ngành

Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.

UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục