Ngay sau Tết Tân Mão, giá càphê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đã vượt mốc 40.000 đồng/kg, cao hơn so với đầu vụ gần 10.000 đồng/kg và là mức cao nhất trong vòng 4 năm qua. Dù không đến nỗi thua lỗ, nhưng có một nghịch lý là giá càphê càng tăng về cuối vụ thì người trồng càphê càng thua thiệt, trong khi các doanh nghiệp (DN) kinh doanh càphê Việt Nam cũng không được lợi hơn.

 

Giá cao, thiệt nặng

Niên vụ 2009 - 2010, giá càphê nằm khá lâu ở mức 23.000 - 25.000 đồng/kg, đến tháng 8.2010 mới lên được 30.000 đồng/kg. Những nông dân và DN tạm trữ được càphê đến thời điểm giáp hạt dĩ nhiên có lãi, nhưng nếu bán sớm hơn thì thiệt hại cũng không lớn. Còn năm nay, mới đầu vụ giá càphê đã lên 29.000 đồng/kg, nông dân vui mừng khấp khởi, bán ra ồ ạt ngay sau khi thu hoạch. Nhưng chỉ một tháng sau, giá càphê bất ngờ lên 38.000 đồng/kg, sau Tết Tân Mão lại vượt mốc 40.000 đồng/kg, nhưng phần lớn nông dân đều không còn càphê.

 Giá càphê tăng kỷ lục, nhưng lượng hàng trong kho nông dân và các doanh nghiệp không còn nhiều.      Ảnh: Đ.T.K
Giá càphê tăng kỷ lục, nhưng lượng hàng trong kho nông dân và các doanh nghiệp
không còn nhiều. Ảnh: Đ.T.K

Ngày 9.2, hàng chục nông dân tập trung tại đại lý kinh doanh càphê, vật tư nông nghiệp Thy Cúc - xã Cư Suê, huyện Cư M’gar. Bà Võ Thị Cúc - chủ đại lý - cho hay: “Họ đến ứng phân bón cho vụ mới, còn càphê thì bán hết từ trước tết rồi. Ai may mắn thì bán được 38.000 đồng/kg, kém hơn thì chỉ 29.000 - 30.000 đồng/kg”. Ông Lê Minh Cảnh - một nông dân ở Cư Suê - xuýt xoa: “Đầu vụ tôi bán hết 10 tấn càphê, cuối vụ giá lên 40.000 đồng/kg, tính ra mất hơn 100 triệu đồng”. Ngoài vốn đầu tư, nông dân thường vay luôn các khoản chi phí sinh hoạt, lễ tết cho cả năm. Nếu có 1 - 2ha càphê thì chỉ vay được vài chục triệu đồng, trong khi riêng càphê đã “ăn” hết 60 triệu đồng/ha nên phần lớn phải mua chịu vật tư của đại lý.

Những người này phải bán càphê ngay sau khi thu hoạch để trả nợ, bất kể lúc đó giá cao hay thấp”. Ông Phùng Bá Vân - GĐ Cty TNHH Nam Nguyệt, huyện Cư Kuin - cũng cho biết: “Sau tết, Cty thu mua được rất ít do người cần bán đã bán hết, người giữ lại thì sẽ giữ luôn đến giữa năm hoặc giáp hạt để chờ giá cao hơn. Người giữ lại là người có tiền, nhưng số này không nhiều”.  

DN cũng chẳng lợi hơn

Vào thời điểm giá càphê vượt mốc 40.000 đồng/kg, bà Nguyễn Thị Liên - xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột - mở kho xuất hàng trăm tấn càphê cho một DN lớn. Tưởng bà Liên lãi lớn, hóa ra không phải vậy. “Đầu vụ tôi mua vào khoảng 30 - 40 tấn/ngày, phải cắt giá với các công ty lớn để có tiền trả ngay cho nông dân. Lúc đó cắt giá 34.000 đồng/kg, bây giờ mới giao hàng”. Ông Lê Đức Thống - TGĐ Cty TNHH MTV xuất nhập khẩu càphê 2/9 - phân tích: “Đối với các DN xuất khẩu càphê Việt Nam, giá tăng chưa hẳn là tin tốt. Nếu lượng vốn vay được không tăng, lãi suất vẫn ở mức 17 - 18%/năm thì càng thêm bất lợi.

Trong khi các DN nước ngoài đã vào mua trực tiếp của nông dân, lãi vay của họ chỉ 4 - 5% nên họ sẵn sàng đẩy giá lên để tranh nguồn hàng”. Các DN nhỏ thì còn khó hơn gấp bội. Ông Phùng Bá Vân không giấu giếm: “99% DN nhỏ và hộ kinh doanh càphê giàu lên nhờ tạm trữ hàng chờ giá, nhưng lãi suất ngân hàng quá cao nên chẳng ai dám vay để trữ, phương thức mua đâu bán đó chẳng qua chỉ lấy công làm lời”.  

Giá càphê tăng gần 10.000 đồng/kg chỉ trong vòng 2 tháng mà nông dân không được lợi, các DN cũng không được lợi. Với khoảng 50% sản lượng càphê đã xuất khẩu theo ước tính của Hiệp hội Càphê, ca cao Việt Nam (Vicofa), khoản chênh lệch khổng lồ trên hạt càphê Việt Nam chảy vào túi ai là điều không khó biết.

 

                                                     Theo LaoDong

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục