Trao đổi với TTCT, chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thúy cho rằng đợt điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng tăng thêm 9,3% vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến mặt bằng giá cả, nhưng để hạn chế tiêu cực, Chính phủ sẽ thực hiện nhiều giải pháp để bình ổn vĩ mô.

Diễn biến giá USD trên thị trường tự do trong ngày 4-11

Ông Thúy nói:

- Theo tính toán của tôi, khi tỉ giá tăng 1%, giá cả sẽ tăng tương ứng từ 0,15% đến 0,2%. Với mức tăng 9,3%, giá cả sẽ tăng từ 1,4% đến gần 2%. Thời gian qua chỉ một số ngành được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hỗ trợ ngoại tệ trực tiếp như xăng, dầu... mới được hưởng tỉ giá chính thức 19.500 đồng/USD, các ngành khác đều đã giao dịch và tính toán dựa trên tỉ giá tự do. Điều này có nghĩa là tỉ giá đã tác động đến giá cả lâu nay, đợt điều chỉnh này chỉ là thừa nhận mặt bằng tỉ giá đã có từ trước. Về lâu dài, tỉ giá sẽ tác động thế nào đến giá cả hàng hóa thì còn tùy thuộc vào những chính sách kinh tế liên quan như chính sách tiền tệ gắn liền với việc điều hành lãi suất, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD, tổng phương tiện thanh toán, chính sách thương mại, hàng rào kỹ thuật và cả mặt bằng giá quốc tế.

* Nhìn vào những diễn biến trên thị trường sau khi NHNN điều chỉnh tỉ giá, theo ông, cần có những giải pháp gì để hạn chế tác động của tỉ giá đến giá cả?

- Dù là do yếu tố tâm lý hay nhân tố đầu cơ thì việc điều chỉnh tỉ giá vừa qua ít nhiều tác động đến thị trường USD tự do. Nhìn lại thời gian dài vừa qua sẽ thấy rất ít thời điểm giá USD tự do xuống thấp hơn giá chính thức, còn lại luôn có chênh lệch giữa giá chính thức và tự do. Theo tôi, giá USD tự do cao hơn 1-2% so với giá chính thức là bình thường, trường hợp chênh lệch lớn và kéo dài mới phải xem xét. Do vậy, tỉ giá thị trường tự do hiện nay không phải là mức để đo lường tác động của tỉ giá đến nền kinh tế.

Phải có nhiều giải pháp để hạn chế tác động của tỉ giá đến giá cả. Việc điều chỉnh tỉ giá vừa qua của NHNN theo tôi là chưa đủ. NHNN phải xây dựng và thực hiện hàng loạt giải pháp về điều hành vĩ mô, lãi suất, cung ứng tiền cũng như giải tỏa những ách tắc trên thị trường tiền tệ. Tôi được biết Chính phủ sẽ họp với các bộ ngành hữu quan để bàn tổng thể các phương án ổn định vĩ mô, giữ lạm phát ở mức hợp lý nhằm tạo nền tảng bền vững cho tăng trưởng, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ ngành. Chính phủ sẽ nghe và cho ý kiến để ra quyết định có tính hệ thống vì rõ ràng người dân đang kỳ vọng một cái gì đó đồng bộ hơn. Điều đó là cấp thiết và theo tôi nên làm ngay.

* Nhiều doanh nghiệp vẫn phải mua USD với giá cao hơn giá niêm yết vì lý do NH thương mại không tiếp cận được nguồn USD từ NHNN?

- Báo cáo của NHNN cho thấy trạng thái ngoại tệ của các NH trước tết âm 2,5%, sau tết dương 2%, thậm chí có lúc 2,5%, nghĩa là các NH đã mua được ngoại tệ trong giai đoạn vừa rồi nhưng chưa muốn bán ngay, tâm lý chung là càng bán chậm càng tốt. Người nắm giữ USD, doanh nghiệp xuất khẩu có ngoại tệ cũng chưa vội bán vì chưa tin tỉ giá sẽ ổn định lâu dài. Khi doanh nghiệp và người dân vẫn còn tâm lý trên thì các NH vẫn theo nếp cũ, nghĩa là vẫn tạo những khó khăn nhất định khi bán ngoại tệ cho doanh nghiệp.

Để tạo sự thông thoáng trên thị trường ngoại tệ, theo tôi, phải có vai trò của NHNN nhằm tạo sự ổn định ở mức mong muốn bằng cách bán USD can thiệp. Đừng để thị trường thấy rằng cơ quan quản lý không đủ sức. Trước đây dự trữ ngoại hối của VN ở mức thấp nhưng NHNN vẫn có thể bán ngoại tệ cho một số lĩnh vực để tạo sự bình ổn thị trường.

* Doanh nghiệp VN đang phải chịu lãi suất cao, lên đến 20%/năm. Tuy nhiên nhiều ý kiến không ủng hộ phương án giảm lãi suất vì sẽ tạo ra lạm phát?

- Các NH thương mại không quyết định được lãi suất mà phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người mua, người bán, đảm bảo nguyên tắc NH thương mại có lời. Tuy nhiên ngược lại, NHNN không thể nói như vậy vì lạm phát có thể đến do nhiều nguyên nhân, nhưng khi lạm phát xảy ra thì chống lạm phát phải bắt nguồn từ chính sách tiền tệ. Trách nhiệm chính của NHNN là giữ ổn định giá cả, do vậy không thể nói là chờ lạm phát xuống mới giảm lãi suất.

Lãi suất là một công cụ điều hành - tuy không phải là duy nhất nhưng rất quan trọng - của NHNN và NHNN phải vận hành linh hoạt để đạt được mục tiêu điều hành, có thể tác động đến mức lạm phát cũng như tạo ra mặt bằng giá mới. Hiện lãi suất huy động NH cao hơn tất cả các mục tiêu lạm phát mà Quốc hội đề ra. Nếu lạm phát 10%, lãi suất huy động 14-16% thì chỉ cần gửi tiền NH một năm cũng nhận được lãi ròng 5%/năm.

Theo tôi, lãi suất cao có nguyên nhân do NHNN đặt ra nhiều hạn chế bất bình thường dưới nhãn “an toàn hệ thống” khiến khả năng sử dụng vốn của các NH thương mại ít hơn hẳn. Chẳng hạn trước đây nguồn vốn huy động của NH được tính cả tiền gửi kho bạc, vốn vay liên NH và tiền gửi thanh toán nhưng hiện nay NHNN loại các khoản này ra khỏi nguồn vốn huy động và giới hạn cho vay không quá 80% vốn huy động. Đầu vào bị cắt đi nhiều khoản trong khi đầu ra lại không được cho vay theo thanh khoản của từng NH khiến chi phí đầu vào bị đẩy lên quá cao và lãi suất cho vay bị đẩy lên cao hơn mức được cho là hợp lý trên thị trường.

Ủy ban Giám sát tài chính đang đề xuất cơ quan quản lý phải rà lại các quy định trong thông tư 13 và 19 để loại bỏ những quy định bất hợp lý. Bắt tổ chức tín dụng cho vay 80% vốn huy động với một số quy định như vậy thực chất là đang bắt mỗi NH trở thành một kho dự trữ riêng nhưng không tạo ra các kênh dẫn thông vào nền kinh tế. NHNN có thể chống lạm phát bằng cách tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, đưa nguồn tiền về NHNN để nơi này có thể điều tiết khi cần thiết. Như vậy các NH vừa có lãi suất, vừa tăng nguồn thu cho ngân sách.

                                                                               Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục