Hàng hóa vào những ngày Tết Nguyên đán Tân Mão – 2011 tăng đột biến; từ con cá, cọng rau cho đến tô bún nước lèo, dĩa cơm... đều thiết lập mặt bằng giá mới.

 

Có ai thắc mắc thì được người bán  cười tươi: “Tết mà!”. Ấy nhưng, hiện nay dù đã hết tết, nhưng không ít  mặt hàng thiết yếu,  gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân giá vẫn... chưa chịu giảm...

Những hàng quán này giá cũng tăng đến 40 % so với trước tết.       Ảnh: N.H
Những hàng quán này giá cũng tăng đến 40 % so với trước tết. Ảnh: N.H

Hủ tiếu gõ tăng... theo giá vàng!

Tại Bạc Liêu, giá thức ăn sáng hiện nay đang thật sự là một “thách thức” đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động nghèo. Một tô phở, trước Tết Nguyên đán giá trung bình 15.000 đồng/tô, trong tết lên đến 20.000 đồng và... sau tết vẫn  “bình chân như vại” cho đến nay. Giá một đĩa cơm sườn tại các quán bình dân ở Bạc Liêu thời điểm hiện tại cũng lên đến 22.000 đồng. Tại Cà Mau, món ăn nhiều du khách ưu thích là sọ heo hiện cũng đã lên đến 40.000 đồng/tô, dù rằng được bán ngoài lề đường.

Trong khi đó tại Sóc Trăng, ngoài món ăn sáng nổi tiếng (cơm cari) lúc này giá đã lên đến 38.000 đồng/dĩa, các món ăn sáng khác đều tăng từ 20 – 40%.  Ngay như tô hủ tiếu gõ trước tết giá chỉ 7.000 đồng/tô, những ngày tết tăng lên 10.000 đồng/tô rồi giữ nguyên mức giá này cho tới nay. Khi người tiêu dùng thắc mắc, chị chủ quản cười rất tươi: “Anh thông cảm, mấy bữa nay giá vàng tăng dữ quá!”. Nói cho vui vậy thôi, chứ chị chủ quán kể ra hàng loạt yếu tố “đầu vào” của  một tô hủ tiếu gõ thứ nào giá cũng tăng, nên mong khách hàng thông cảm khi “đầu ra” cũng phải tăng theo bán mới có lãi.

Theo phản ánh của nhiều “bà nội trợ”, các mặt hàng phục vụ cho bữa cơm gia đình hiện hầu hết giá đều tăng cao. Ngoại trừ rau màu do vào mùa khô nên giá giảm, còn lại các loại củ, thịt, cá, gas... đều tăng. Gia đình vợ chồng anh Tâm đều là công chức,  có 2 con nhỏ (một học lớp 5, một học lớp 2). Anh Tâm cho biết: “Bình thường chi tiêu trong gia đình khoảng 3 triệu đồng/tháng, bây giờ với số tiền ấy không thể sống được”. Anh Tâm dẫn chứng: “Ly càphê mọi khi chỉ 5.000 đồng, qua tết lên đến 7.000 đồng rồi chẳng chịu xuống. Hỏi làm sao công chức, viên chức chúng tôi không cảm thấy khó khăn, chi tiêu phải hết sức tiết kiệm!”.

Khó kiểm soát

Trước tình hình giá cả có chiều hướng gia tăng, Sở Công thương Bạc Liêu tiếp tục duy trì 5 đoàn kiểm tra việc bình ổn giá nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp “té nước theo mưa”. Sở Công thương hi vọng những đoàn này sẽ góp phần bình ổn  giá cả thị trường. Tuy nhiên, một cán bộ quản lý thị trường Bạc Liêu thừa nhận: “Theo quy định chỉ kiểm tra các mặt hàng thuộc diện niêm yết giá. Còn con cá, cọng rau ngoài chợ thì không thể. Các mặt hàng ăn sáng, cà phê... thì chúng tôi xin chịu, không thể kiểm soát được”. Sở Công thương Cà Mau, Sóc Trăng cũng tiếp tục duy trì các đoàn kiểm soát bình ổn giá. Dù vậy, cũng như tại Bạc Liêu,  chuyện xử phạt đối với nhiều mặt hàng tăng giá rất khó thực hiện được.

Lương vẫn chưa tăng, các mặt hàng thiết yếu vẫn cao ngất ngưỡng, nếu không có giải pháp tốt, công chức, viên chức, công nhân và người lao động nghèo sẽ vô cùng khó khăn trước áp lực giá đè nặng đối với 2 bữa cơm hàng ngày, chứ chưa nói đến nhiều khoản chi tiêu khác... Trong khi giá nhiều mặt hàng thiết thân đối với cuộc sống hàng ngày của người lao động tăng vào dịp Tết Nguyên đán, sau tết vẫn không hạ; mấy ngày gần đây giá USD, giá vàng tăng khiến nhiều người canh cánh nỗi lo vì... ngay một tô bún riêu tăng giá người ta cũng viện cớ là do giá vàng tăng!.

 

                                                                          Theo Báo Laodong

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục