Tình hình xuất khẩu (XK) của ngành dệt may (DM) khá thuận lợi với lượng đơn hàng đã ký đến hết tháng 3-2011, thậm chí nhiều đơn vị đã ký được đơn hàng đến hết quý III. Sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá, ngành DM đã có thêm 1.251 tỷ đồng; tuy nhiên, phần chênh lệch thu được không đủ để doanh nghiệp (DN) bù đắp chi phí khi giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Theo Hiệp hội DM Việt Nam, mặc dù đơn hàng XK năm nay khá dồi dào và nhiều DN đã đàm phán được giá XK cao hơn những năm trước 15 đến 20%, nhưng kể cả khi giá XK tăng, các DN, nhất là DN phụ thuộc nhập khẩu nhiều vẫn chưa được hưởng lợi. Năm 2010, Tổng Công ty CP Dệt may Hà Nội (Hanosimex) đặt mục tiêu XK hơn 30 triệu USD, nhưng giá trị nhập khẩu nguyên - phụ liệu cũng lên đến gần 30 triệu USD. DN phải gánh khoản chi phí do chênh lệch tỷ giá và lãi suất vay vốn ngân hàng nên dù là DN làm ăn uy tín và có quan hệ lâu năm với khách hàng, thì cũng phải cân nhắc những khoản vay trong thời gian tới. Tổng Công ty CP May 10 cho biết, với may XK, tỷ giá tăng đồng nghĩa với doanh thu dựa trên giá trị hợp đồng tăng, sẽ giúp DN đỡ gánh nặng về chi phí tiền lương cho công nhân, đồng thời có vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tăng năng suất... nhất là với DN chỉ làm gia công đơn thuần. Tuy nhiên, với 60% giá trị XK thu về từ XK hàng FOB (hàng giao tại cảng) và 40% từ làm hàng gia công, đơn vị chỉ được lợi phần làm gia công do nguyên - phụ liệu được các nhà đặt hàng cung cấp, còn 60% hàng FOB phải chịu áp lực từ nhập khẩu, do giá nguyên - phụ liệu thế giới từ đầu năm biến động mạnh. Mặt khác, việc giá nguyên - phụ liệu đầu vào đồng loạt tăng đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, buộc DN phải tăng giá thành sản phẩm. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang "chập chững" sau khủng hoảng. Một DN chuyên sản xuất vải, dệt khăn và làm hàng dệt kim phục vụ xuất khẩu và nội địa chia sẻ, do cơ cấu sản xuất hàng nội địa chiếm tỷ trọng tới 60%, trong khi hàng XK chỉ chiếm 30%, nên đơn vị cũng không được hưởng lợi nhiều từ việc điều chỉnh tỷ giá. Phần chênh lệch thu được từ XK chỉ bù đắp được phần nào chi phí sản xuất tăng thêm. Hiện, lượng bông trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu toàn ngành, nên năm qua đơn vị đã phải chi hàng chục triệu USD để nhập khẩu bông cùng các nguyên liệu khác.

Có thể thấy, việc điều chỉnh tỷ giá không chỉ nhằm mục tiêu giúp tăng sức cạnh tranh của hàng XK Việt Nam mà còn nhằm hạn chế nhập siêu. Nhưng, với DM, hạn chế nhập khẩu cũng đi đôi với việc hạn chế XK, vì các DN không có đủ nguyên liệu để sản xuất. Hơn nữa, với tình trạng lao động căng thẳng và giá tiêu dùng tăng cao như hiện nay, DN buộc phải tăng lương cho người lao động, khiến chi phí sản xuất tăng, làm giảm hiệu quả sản xuất. Chưa kể, trước thông tin về giá bông tiếp tục "leo thang", nhiều DN đang có kế hoạch nhập khẩu một lượng bông lớn phục vụ cho sản xuất sẽ phải cân nhắc. Bởi, nếu trông vào nguồn vốn tự có thì không thể đủ cho mục tiêu XK năm 2011, trong khi vay USD từ ngân hàng cũng không dễ...

 

                                                                  Theo Báo Hà Nội Mới

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục