Tranh thủ thời tiết ấm áp bà con xã Tân Vinh (Lương Sơn) ra đồng làm đất và gieo cấy vụ chiêm xuân 2011.
(HBĐT)- Vụ chiêm - xuân năm nay, huyện Lương Sơn cấy 2.050 ha giống lúa lai, thuần; 1.250 ha ngô, 530 ha sắn, 210 ha khoai lang, 35 ha ngô và 410 ha cây màu. Tranh thủ thời tiết ấm nhiều hộ nông dân xuống đồng làm đất, đến nay có 90% diện tích đã làm xong đất, xả nước chuẩn bị cấy. Đồng thời toàn huyện đã cấy được trên 50ha.
Ông Tạ Đình Thanh - phó Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cho biết: Đợt rét đậm, rét hại vừa qua, đã làm chết trên 13 tấn mạ và hơn 200 con trâu, bò. Trước tình hình đó, UBND huyện đã có công điện gửi các ban, ngành, UBND các xã, thị trấn tăng cường chỉ đạo gieo bổ sung lượng mạ bị chết, làm đất, chuẩn bị phân bón và gieo cấy lúa kịp thời vụ. Số lượng mạ chết cần gieo bổ sung các giống lúa ngắn ngày như Khang dân, AYT77… để kịp thời vụ. Nếu gieo mạ gặp trời rét cần triển khai những biện pháp bảo vệ như che chắn bằng nilon, thắp bóng điện... Ngoài lượng giống của nhân dân, UBND huyện trích ngân sách dự phòng chuẩn bị 2 tấn giống lúa để sẵn sàng cung ứng cho các hộ. Hiện, huyện đã gieo được gần 120 tấn giống đủ để cấy. Trong những ngày tới, nếu thời tiết ấm dần lên thì Lương Sơn tập trung cấy đảm bảo khung thời vụ.
Lương Sơn có 9 hồ, đập lớn, còn lại là các ao nhỏ phục vụ tưới cho lúa vụ chiêm - xuân. Để chuẩn bị nước cấy, ngay từ đầu vụ đông năm 2010 UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện không được xả nước ở các hồ chứa để đánh bắt cá. Do vậy, đến nay tại các hồ lớn như Đồng Chanh, Suối Ong, Tân Thành… mực nước vẫn còn đủ cung cấp nước cấy lúa. Đối với một số chân ruộng cao không thể cung cấp nước để cấy và nuôi lúa, huyện vận động bà con chuyển 163 ha sang trồng màu. Tuy nhiên, cũng theo ông Thanh, nếu sau khi cấy, trời không mưa thì có khoảng 500 ha lúa và 400 ha cây màu có thể bị hạn. Do vậy, huyện đã chỉ đạo và hướng dẫn các xã, thị trấn triển khai các biện pháp chống hạn như điều tiết nước hợp lý, chỉ đạo sản xuất tập trung từng vùng, từng khu vực tăng cường nạo vét kênh mương không để lãng phí nước, không cho tháo nước đánh bắt cá ở các hồ.
Việt Lâm
Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.
(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới.
Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.
(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.
(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...
(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.