Theo tính toán, với mức giá điện bình quân tăng thêm 15,28% từ ngày 1/3 tới đây thì giá điện năm 2011 sẽ có giá bình quân gần 1.220 đồng/kWh, tăng xấp xỉ 160 đồng/kWh.

Tăng giá điện cần lưu ý đến phản ứng dây chuyền

Căn cứ vào mức điều chỉnh đó thì các hộ có mức tiêu thụ điện từ 50 kWh/tháng trở xuống chỉ phải trả thêm khoảng 5.000 đồng/tháng, các hộ có mức tiêu thụ điện trung bình dưới 100 kWh/tháng sẽ trả thêm khoảng 21.000 đồng/tháng.

Các hộ có mức tiêu thụ đến 200 kWh/tháng sẽ trả thêm trên 53.000 đồng/tháng, còn tiêu thụ đến 400 kWh/tháng sẽ phải trả thêm từ 100.000-135.000 đồng/tháng.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc điều chỉnh giá điện là cần thiết, tuy nhiên việc tăng giá phải tính đến việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bởi điện là nguyên liệu đầu vào của tất cả các ngành kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, với mức tăng giá điện như trên khiến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp tăng cao trong khi sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước lại chưa nhiều.

“Việc tăng giá cần lưu ý đến phản ứng tăng giá dây chuyền, bởi tỷ giá cũng vừa  mới được điều chỉnh ,còn giá xăng dầu... dự kiến cũng sẽ tăng những yếu tố này sẽ tạo áp lực gây ra lạm phát cao trong thời gian tới. Chưa kể những cân đối vĩ mô khác chưa được giải quyết như bội chi ngân sách, nhập siêu...” ông Long nhấn mạnh.

Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng, thực tế đã cho thấy việc tăng giá điện trước đây luôn kéo theo tình trạng “té nước theo mưa” của nhiều loại hàng hóa.

Đặc biệt, yếu tố lạm phát do tăng giá điện cũng có thể bị đẩy thêm từ 1%-2%. Do vậy, việc tăng giá nhất định phải có những lộ trình và phương án cụ thể.

Trả lời báo chí trong buổi chiều ngày 19/2, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, cũng nhấn mạnh, mức tăng giá điện đã được Chính phủ phê duyệt trên cơ sở chi phí đầu vào, mục tiêu kiểm soát lạm phát và hạn chế tối đa tác động đến đời sống của người dân.

Cùng với việc điều chỉnh giá điện, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách hỗ trợ giá điện cho người nghèo, người thu nhập thấp, thực hiện cơ chế bù giá hợp lý giữa các nhóm khách hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất và tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Cụ thể, những nhu cầu phục vụ cho đời sống dân sinh như: lương thực, thực phẩm thì nhà nước sẽ giữ giá ổn định giúp người nghèo và người thu nhập thấp không chịu những ảnh hưởng đó.

Thêm tiền có thiếu điện?


Năm 2011 được dự báo là một năm đặc biệt khó khăn đối với ngành điện do tình hình thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến công suất phát điện.

Theo tính toán, kế hoạch tổng sản lượng điện sản xuất năm 2011 của toàn hệ thống là 117,6 tỉ kWh, tăng trưởng phụ tải lên đến 17,63%, đặc biệt sản lượng điện trong các tháng mùa khô lên đến 56,11 tỉ kWh, tăng 18,3% (8,69 tỉ kWh) so với mùa khô năm 2010.

Các chuyên gia cũng dự báo, trong mùa khô năm 2011, sẽ thiếu khoảng trên 2 tỉ kWh. Ngoài việc huy động các nguồn điện giá cao và tăng cường  mua ngoài thì gánh nặng do chưa được điều chỉnh giá điện cũng khiến hoạt động tài chính của EVN lâm vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng.

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam nhìn nhận, việc thiếu điện có nguyên nhân sâu xa từ cơ chế giá hiện nay.

Với chức năng là doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh điện, EVN được phép mua điện theo giá đàm phán nhưng phải bán lẻ theo “giá trần” do Chính phủ quy định. Vì vậy, EVN buộc phải cân nhắc đàm phán giá mua hợp lý đảm bảo kinh doanh có lãi khiến nhiều nhà đầu tư luôn cảm thấy bị “ép giá”.

“Điều đó đã ảnh hưởng lớn tới việc kêu gọi đầu tư vào nguồn điện, kể cả việc thực hiện tiến độ các dự án đã có chủ đầu tư. Hậu quả là tình trạng mất điện, cắt điện luân phiên diễn ra liên tục,” ông Ngãi phân tích.

Ông Phạm Mạnh Thắng. Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương cũng khẳng định, giá điện ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay vẫn còn thấp so với khu vực.

Điều này không chỉ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện mà còn là một trong những lý do khiến các dự án điện rất khó kêu gọi đầu tư hoặc vay tiền để thực hiện dự án, trong khi nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng mạnh.

Dự kiến năm 2011, các chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh điện sẽ tiếp tục tăng cao do giá than, khí, dầu đều tăng; trong khi tỷ trọng các nguồn thuỷ điện giá rẻ ngày càng giảm nhưng nhu cầu đầu tư vào nguồn lưới điện lại tăng rất lớn nhằm đáp ứng nhu cầu điện tăng với tốc độ cao.

“Việc điều chỉnh giá điện kịp thời hợp lý sẽ giúp ngành điện huy động đủ vốn cho nhu cầu đầu tư cho các công trình điện mới. Đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát, giúp các doanh nghiệp trụ vững được trong điều kiện hiện nay.” ông Thắng nói./.

                                                                                         Theo TTXVN

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục