Hàng loạt mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng giá đã khiến nhiều trường mầm non phải điều chỉnh tiền ăn của trẻ tăng lên từ 2.000 - 4.000 đồng/bữa. Nhiều bậc phụ huynh cũng phải tính toán lại để giải bài toán cho con đi học trường mầm non công hay tư.

 

Tăng giá suất ăn của trẻ mầm non

Khi giá cả các mặt hàng gạo, thịt, củ quả… đều vù vù tăng thì việc Ban Giám hiệu các trường mầm non phải điều chỉnh mức thu tiền ăn của trẻ là tất yếu. Mức thu tăng lên nhiều hay ít tùy thuộc vào quyết định của từng trường.
 
Học võ - một hoạt động ngoại khóa thu thêm tiền của trẻ mầm non (ảnh minh hoạ)

“Do trường chúng tôi nằm trên địa bàn dân cư, người dân có thu nhập chưa cao nên mức thu tăng thêm của mỗi trẻ chỉ là 2.000 đồng/bữa, từ 10.000 đồng lên 12.000 đồng/bữa. Tuy nhiên, trong số tiền gói gọn này, trẻ vẫn được ăn một bữa phụ” - bà Ngô Thị Ánh Nguyệt, hiệu trưởng trường mầm non Phương Liên (Đống Đa) cho biết.

Theo bà Nguyệt thì với mức thu thêm này, bữa ăn sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng calo cho trẻ. Song nếu tình hình giá cả vẫn tiếp tục leo thang, nhà trường sẽ có sự điều chỉnh về tiền ăn của trẻ sao cho hợp lý.

Mức thu tiền ăn này của trường mầm non Phương Liên so với mặt bằng của một số trường mầm non công lập khác phần nào còn thấp. Theo bà Nguyệt thì nhà trường đã và đang cố gắng tiết kiệm chi tiêu cho các bậc phụ huynh bằng cách tự nấu chè, cháo và làm sữa chua cho bữa phụ của trẻ…

Trường công lập cũng mỗi trường một mức thu khác nhau. Có trường thu 12.000 - 14.000 đồng/bữa nhưng cũng có trường chỉ thu bữa chính đã 11.000 đồng, bữa sáng là 8.000 đồng. Vậy nếu trẻ ăn cả bữa sáng và bữa trưa ở trường, cha mẹ sẽ phải chi ra số tiền là 19.000 đồng/ngày.

“Con nhà tôi gửi trường công, mỗi tháng cộng cả tiền ăn chính, ăn phụ là 19.000 đồng/bữa, tiền bán trú 60.000 đồng/tháng, tiền học phẩm 110.000 đồng/tháng; nếu tính cả tiền gửi con thứ Bảy nữa là 20.000 đồng/ngày. Tổng cộng tất cả các khoản, vợ chồng tôi phải có 742.000 đồng nộp tiền học cho con” - chị Thanh Hằng, phụ huynh trường mầm non Vạn Phúc, Hà Đông chia sẻ.

Phụ huynh tính toán cho con học trường tư hay trường công

Với các trường tư thục mang những tên gọi rất Tây như House Kid, Blue Sun, Sunny Flower… trên địa bàn Hà Nội, phụ huynh gửi con vào là những người có mức thu nhập khá và ổn định. Tuy nhiên, trong thời “bão giá” các trường cũng đua nhau tăng giá từ tiền ăn tới tiền chăm sóc.

Phải nói rằng, hệ thống trường tư này cơ sở hạ tầng khá tốt, khang trang và hiện đại, có trường lắp đặt cả hệ thống quay camera để phụ huynh có thể nhìn thấy con mình hoạt động qua mạng Internet ở bất kỳ đâu.

Đi với các dịch vụ hiện đại, chăm sóc tận tình thì giá cả của các trường mầm non tư thục này luôn cao gấp đôi, thậm chí là gấp ba so với cho con đi học ở các trường công.

“Tôi đang gửi con 2 tuổi rưỡi ở trường tư thục. Nguyên tiền chăm sóc là 1.200.000 đồng/tháng, tiền ăn là 25.000 đồng/ngày, tiền bán trú là 50.000 đồng/tháng, nước sạch 15.000 đồng/tháng, bảo hiểm thân thể 30.000 đồng. Tổng cộng mỗi tháng gia đình phải bỏ ra một khoản tiền khoảng 1.800.000 đồng để đóng học cho con” - chị Minh Hòa, phố Lò Đúc cho biết.

Đứng trước sự lựa chọn cho con vào học trường công hay trường tư, nhiều phụ huynh đã nghiêng về phía học trường công, vì nếu gửi con ở trường công mỗi tháng họ sẽ tiết kiệm được một khoản tiền từ 700.000 - 1.000.000 đồng. Tiền này để chi phí cho giá xăng, giá điện và giá cả thực phẩm tăng.

Thời tăng giá khẩu phần ăn của trẻ thay đổi, cách nghĩ của phụ huynh cũng thay đổi để tìm cho mình giải pháp nhằm thích ứng với sự thay đổi của giá cả thị trường. Không chỉ người lớn tập thích nghi mà cả trẻ con cũng dần phải thích nghi cùng cha mẹ.

 

                                                                                Theo DanTri

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục