Chiến dịch bán hàng bình ổn của năm 2010 đến cuối tháng 3.2011 sẽ kết thúc, thế nhưng người có nhu cầu rất khó tiếp cận được với hàng hóa thuộc chính sách bình ổn. Bình ổn giá trong cả năm 2011, gối tiếp chương trình năm 2010.

 

Cần nhưng khó

Trao đổi với phóng viên Lao Động ngày 8.3, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Chương trình bình ổn giá sẽ được thực hiện gối nhau. Sở đang chỉ đạo các DN chủ động nguồn hàng, nghiên cứu tổ chức bán hàng bình ổn giá liên tục trong cả năm 2011, giúp NTD ổn định cuộc sống.

Một cửa hàng bình ổn giá ở TP.Hồ Chí Minh.     Ảnh: Đ.T
Một cửa hàng bình ổn giá ở TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: Đ.T

Cơ cấu 9 mặt hàng được lựa chọn gồm mặt hàng dầu ăn, đường, rau.. vẫn không thay đổi. Tuy nhiên theo dự đoán năm 2011, công tác bình ổn sẽ gặp khó khăn khi giá cả leo thang, nhiều mặt bằng giá mới được thiết lập. Năm 2010, Hà Nội đã sử dụng khoảng 400 tỉ đồng từ vốn ngân sách của TP tạm ứng cho các DN vay không tính lãi để thực hiện cân đối cung - cầu, bảo đảm dự trữ nguồn hàng, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu. Nguồn vốn này sẽ được thu hồi trong tháng 4 tới để triển khai đợt mới.

Mặc dù đợt bán hàng bình ổn của năm 2010 vẫn chưa kết thúc, thế nhưng trên thực tế trong thời gian vừa qua, không chỉ riêng Hà Nội mà tại TPHCM, việc bỏ ra hàng trăm tỉ cũng không đủ đưa hàng đến tay NTD. Các loại hàng hoá được bình ổn thậm chí còn không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thiết yếu. Một khách hàng ta thán: Rau tại điểm bán hàng bình ổn giá không hấp dẫn NTD vì chất lượng không tươi ngon. Trong khi đó, các mặt hàng như dầu ăn, đường thì rất khó mua và thường xuyên trong cảnh... hết hàng.

Theo quy định bán hàng bình ổn giá, DN được hỗ trợ tiền không lãi suất để dự trữ hàng hóa, bán hàng với giá thấp hơn thị trường ít nhất 10%. Tuy nhiên trên thực tế, do lượng hàng cung luôn có dấu hiệu khan hiếm nên hiệu quả của chương trình khá “trồi sụt”.

Một chuyên gia về giá cho biết: Việc tỉ lệ bán hàng bình ổn không được công bố, nhiều người dân thật sự muốn mua dầu ăn, đường trợ giá, muốn mua gạo bình ổn cũng không thể chen chân với các tay gom hàng chuyên nghiệp, đứng xếp hàng chầu chực chờ thanh toán...

Đây chính là những điểm chưa tốt của những nơi thực hiện bán hàng bình ổn. Chuyên gia này cũng cảnh báo, nếu khâu giám sát không tốt thì tiền tỉ vẫn bơm cho DN, nhưng hàng bình ổn không đến tay NTD.

Chưa mang lại hiệu quả thiết thực

Theo Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, việc bán hàng bình ổn không những gây khó cho DN mà còn không tiết kiệm. Việc trợ giá, bình ổn giá có thể đưa hàng đến tay NTD, nhưng thực chất việc này chỉ làm lợi cho một số ít đối tượng. Hàng trong siêu thị bán thấp hơn giá thị trường, có những lít dầu còn chênh nhau đến 15.000 - 20.000 đồng. Việc đẩy hàng hóa rơi vào tình trạng hai giá đã tạo cơ hội cho “dân phe” săn hàng bình ổn, đưa người xếp hàng vào siêu thị mua đồ đưa ra bán ở chợ. Cụ thể, một “dân phe” tiết lộ: Chỉ cần vào siêu thị mua được 3 chai dần ăn loại 5 lít, sau đó tuồn ra bán ở ngoài đã kiếm lời gần trăm ngàn.

Một tính toán khác cho thấy, nếu quỹ bình ổn giá của Hà Nội đạt khoảng 400 tỉ đồng trong năm 2010, con số này so với tổng mức bán lẻ của thành phố cũng như nhu cầu thực tế thì còn thấp. Vì thế, để hàng bình ổn có thể đến tận tay người nghèo, đại diện lãnh đạo siêu thị Coopmart cho rằng, nên phát phiếu mua hàng bình ổn giá đối với các đối tượng NTD thu nhập thấp, hoặc phiếu giảm giá trực tiếp cho NTD khó khăn. Như vậy, sẽ giải quyết đúng đối tượng NTD cần hàng bình ổn giá như mong muốn.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc bình ổn giá vẫn được xem như là một chính sách, công cụ sử dụng để kiểm soát sự tăng giá của hàng hóa. Tuy nhiên, nếu việc thực hiện và giám sát không chu đáo, đôi khi lại tạo tác dụng ngược. Việc can thiệp hành chính vào mối quan hệ cung - cầu nhưng thiếu kiểm soát sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn, đôi khi còn lãng phí nguồn lực.

 

                                                                         Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục