Cán bộ Chi cục BVTV kiểm tra diễn biến bệnh đạo ôn tại cánh đồng xã Do Nhân, huyện Tân Lạc.

Cán bộ Chi cục BVTV kiểm tra diễn biến bệnh đạo ôn tại cánh đồng xã Do Nhân, huyện Tân Lạc.

(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, thời tiết diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng bất lợi đến tiến độ sản xuất. Riêng về cây lúa, toàn tỉnh đã cấy 14.987 ha, bằng 93,7% so với kế hoạch, giảm 759 ha so với cùng kỳ năm trước. Để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, ngành NN&PTNT chỉ đạo các địa phương trong tỉnh tăng cường các biện pháp chăm sóc, chủ động đối phó với các loại sâu bệnh hại lúa đang có nguy cơ gia tăng như lùn sọc đen, lùn xoắn lá, sâu đục thân, đạo ôn, rầy…

 

Trung tuần tháng 4 vừa qua, tại các huyện Kỳ Sơn, Lạc Thủy đã xuất hiện bệnh lùn sọc đen và lùn xoắn lá gây hại cho lúa chiêm - xuân, tỷ lệ hại phổ biến là 1-5% số dảnh, số khóm, có nơi tỷ lệ cao trên 10% số dảnh, số khóm. Ngoài ra, hàng loạt địa phương khác như: Mai Châu, Yên Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn… cũng đang phải dồn sức đối phó với sâu bệnh hại lúa như: tập đoàn rầy (mật độ phổ biến 5-10 con/m2, cao 30-70 con/m2), đạo ôn (xuất hiện trên các giống nhiễm và vùng ổ bệnh cũ với tỷ lệ khoảng 0,5-1% số lá), ốc bươu vàng (mật độ phổ biến 1-3 con/m2, cục bộ từng ruộng 10-30 con/m2), bọ trĩ (mật độ phổ biến 10-30 con/m2, cục bộ từng ruộng 50-100 con/m2), bệnh nghẹt rễ, vàng lá sinh lý (tỷ lệ hại phổ biến 3-5% số dảnh, cao 7-10% số dảnh, cục bộ từng ruộng 20-30% số dảnh)…

Dự báo trong những ngày tới, điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho phát triển các bệnh như đạo ôn, lùn sọc đen, lùn xoắn lá, tập đoàn rầy. Hiện, toàn tỉnh có khoảng 113 ha lúa trà sớm, trà chính vụ 2.810 ha, trà muộn 11.578 ha. Lúa xuân trà sớm đã đứng cái - phân hóa đòng - ôm đòng, trà chính vụ cuối đẻ nhánh - đứng cái, trà muộn đẻ nhánh rộ. Đây là thời điểm các địa phương cần tăng cường các biện pháp chăm sóc lúa, chủ động phòng trừ sâu bệnh hại để đảm bảo cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Nhìn nhận tình hình sâu bệnh sẽ tiếp tục gia tăng cả về diện tích lẫn mức độ gây hại, Chi cục Bảo vệ thực vật đề nghị các huyện, thành phố cần thực hiện tốt tinh thần Công văn số 64 ngày 08/4/2011 của Chi cục BVTV. Riêng Trạm BVTV các huyện, thành phố, đề nghị cần tăng cường điều tra, phát hiện, thực hiện nghiêm túc phân cấp tuổi sâu, cấp bệnh của các đối tượng chủ yếu trên lúa để chỉ đạo phòng trừ kịp thời những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh tăng cao.

Ngoài ra, Chi cục BVTV khuyến cáo bà con nông dân trong tỉnh cần chủ động tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, tuyệt đối không chủ quan, lơ là đối với các bệnh có nguy cơ phát sinh, lây lan và gây hại mạnh như bệnh đạo ôn, lùn sọc đen, lùn xoắn lá. Theo đó cần đặc biệt chú ý các vùng ổ bệnh cũ tại huyện Tân Lạc, Kỳ Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn và Yên Thủy; thận trọng hơn với các giống nhiễm như nếp: CR203, DT10, Nhị ưu 838, D.ưu 527… Có như vậy mới kịp thời xử lý, từ đó kiểm soát khả năng sâu bệnh hại lây lan thành dịch trên diện rộng./.  

                                                                                       Phan Anh

 

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục