Thay cho những lời than vãn, kêu khó thường thấy, các vấn đề về vốn, nhân lực, chiến lược sản xuất đã được các doanh nghiệp chia sẻ cùng các chuyên gia kinh tế để bàn cách làm ăn trong thời kỳ “thắt lưng buộc bụng” hiện nay, tại Diễn đàn kinh doanh lần thứ 2 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức ngày 21-4.

Đóng gói khăn bông xuất khẩu tại Tổng công ty Phong Phú  - Ảnh: T.V.N.

Hoàn cảnh khó khăn cũng là lúc chứng minh những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ tồn tại, nhưng bên cạnh đó họ cũng rất cần được tiếp sức, nuôi dưỡng để duy trì sinh khí cho nền kinh tế.

Du lịch cũng gặp khó

Ông Trần Thế Dũng, phó giám đốc Công ty du lịch Thế Hệ Trẻ, nói khó khăn kinh tế đã ảnh hưởng rõ nét lên ngành du lịch. Giá cả đầu vào tăng mạnh dẫn đến khai thác du lịch càng lúc càng ảm đạm. Giá tour dịp 30-4 tới đây đã tăng thêm 10% so với đỉnh của năm 2008 nhưng lượng khách đặt tour cũng có xu hướng giảm 20% so với cùng kỳ.

Đứng trước thực tế đó, mục tiêu của các công ty lữ hành hiện nay là chấp nhận giảm lợi nhuận, ổn định giá cả để giữ lượng khách. Trong đó, công ty đã cân bằng chi phí bằng cách động viên các nhà cung ứng dịch vụ không tăng giá. Cam kết khi có khách sẽ tập trung tới đó để hai bên cùng có lợi, tránh đưa khách dàn trải như trước đây.

Sống chung với biến động

Hiếm thấy doanh nhân nào giữ được thái độ lạc quan trong lúc này như ông Lý Ngọc Minh, người sáng lập Công ty sản xuất gốm sứ Minh Long I, khi đăng đàn nói về câu chuyện kinh tế khó khăn lại đọc thơ để minh họa. Ông Minh cho rằng có một nguồn vốn doanh nghiệp hay quên là tri thức và Minh Long đã vận dụng được. Ông Minh kể năng lượng dùng để nung gốm, sứ chiếm khoảng 50% chi phí và để ra một sản phẩm thường phải trải qua 3-4 giai đoạn nung. Vậy là sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, Minh Long đã thành công khi bỏ được công đoạn nung đầu tiên là nung non. Sáng tạo mới này giúp công ty tiết giảm chi phí đáng kể.

Cùng quan điểm, ông Trần Hữu Chinh, giám đốc Công ty Fideco (TP.HCM), cho biết giá nguyên liệu, năng lượng tăng kéo theo lạm phát và giá tiêu dùng tăng đã ảnh hưởng đến sức tiêu thụ hàng hóa, doanh nghiệp mất thị trường. Thay vì khoanh tay doanh nghiệp đã xem xét cấu trúc lại doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến tạo giá trị gia tăng cao thông qua đào tạo con người và quản trị doanh nghiệp. “Sau khi rà soát, khâu nào yếu sẽ thay đổi, bộ phận nào lỗ sẽ cắt, nhưng quan trọng hơn cả là đào tạo con người theo những tiêu chuẩn quốc tế” - ông Chinh nói.

Cũng là câu chuyện kinh doanh gặp lúc khó khăn nhưng thay vì thu hẹp, Công ty cổ phần Sài Gòn Food lại mạnh dạn mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động. Giải thích việc chuyển từ “fish” (cá) sang “food” (thực phẩm), bà Lê Thị Thanh Lâm, phó tổng giám đốc công ty, kể: “Trước đây chúng tôi chủ yếu xuất khẩu cá nhưng trước tình hình biến đổi của thị trường nước ngoài cũng như những cơ hội từ thị trường nội địa, công ty đã quyết định đa dạng hóa ngành hàng, chuyển chỉ từ “cá” sang chế biến từ hải sản đến thịt và rau củ...”. Theo bà Lâm, việc chuyển đổi không quá phức tạp bởi công ty có thể dựa vào nền tảng sẵn có, cùng với kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu sang các nước có tiêu chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, công ty đầu tư thêm nhà xưởng, máy móc để trở thành đơn vị chế biến thực phẩm đa ngành. “Tất cả đều dựa trên nguyên tắc cái nào, bộ phận nào không hiệu quả thì cắt bỏ, còn cái nào là thế mạnh thì tận dụng triệt để” - bà Lâm chia sẻ.

Nuôi dưỡng sản xuất

Viện dẫn hàng loạt con số, biểu đồ chứng minh kinh tế thế giới sẽ còn tiếp tục khó khăn, kinh tế vĩ mô trong nước chưa có dấu hiệu ổn định, TS Vũ Thành Tự Anh - giám đốc nghiên cứu chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - cho rằng doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn bởi một mặt bằng giá mới sẽ lại hình thành. Trong khi đó, theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn, giá dầu thô, giá vàng, giá USD và nhiều nguyên liệu khác trên thế giới tăng cao là điều chúng ta không thể cưỡng lại được. Trong nước, lạm phát tăng cao và Chính phủ vẫn đang nỗ lực kéo giảm. Việc vay vốn ngân hàng với chi phí hợp lý sẽ vẫn khó khăn, nguy cơ đình đốn sản xuất là một thực tế.

Ông Vũ Thành Tự Anh cho rằng vấn đề mấu chốt hiện nay chính là sự phân bổ nguồn lực chưa hợp lý. Ở các nước có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, ngân hàng sẽ cho những doanh nghiệp hiệu quả vay vốn, thậm chí với chi phí rẻ, còn những doanh nghiệp không hiệu quả sẽ phải vay với lãi suất cao hoặc không được vay. Nhờ đó những dòng vốn khan hiếm sẽ chảy đến nơi nào hiệu quả nhất. Trong khi đó ở VN cơ chế vận hành hiện nay là hỗn hợp giữa cơ chế thị trường và hành chính.

Đồng quan điểm này, ông Huỳnh Bửu Sơn cho rằng phải có sự sàng lọc trong chính sách thắt chặt tín dụng nhằm duy trì và nuôi dưỡng sản xuất, xuất khẩu.

                                                                            Theo Báo Tuoitre

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục