Mặc dù hiện nay Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc, nhưng dự trữ ngoại tệ ít đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động này.

 

Mặc dù hiện nay Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc, nhưng dự trữ ngoại tệ ít đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động này.

Đó là nhận định của ông Hoàng Chí Bằng, trưởng đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, tại buổi tọa đàm với các doanh nghiệp Đài Loan tại Hà Nội ngày 18/4.

Ông Bằng nói thêm, bên cạnh những hạn chế như: thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài, hay xảy ra tranh chấp làm ảnh hưởng tiến độ dự án; công nghiệp phụ trợ chưa phát triển; phụ thuộc nhập khẩu máy móc và phụ kiện; thì tình trạng cắt điện thường xuyên đang là một cản trở khi đầu tư ở Việt Nam.

"Chính phủ Việt Nam muốn duy trì giá điện thấp để bảo vệ các nhà đầu tư, nhưng chính vì giá điện thấp nên đã dẫn đến không đảm bảo nguồn cung điện và không đảm bảo đầu tư cho các dự án điện, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam", ông nói.

Bên cạnh những hạn chế ngắn hạn như vậy, theo ông Bằng, xét về lâu dài, Việt Nam vẫn là thị trường kinh doanh và đầu tư tiềm năng, thậm chí còn hấp dẫn hơn Trung Quốc. Do vậy, các doanh nghiệp Đài Loan "nên đẩy mạnh đầu tư và mở rộng thị trường tại Việt Nam trong các năm tới".

Đoàn "Hiệp hội doanh nghiệp xuất nhập khẩu thành phố Đài Bắc" gồm 40 người, dưới sự dẫn đầu của ông Lưu Quốc Chiêu, chủ tịch Hiệp hội, đang thực hiện chuyến thăm kéo dài 7 ngày để tìm hiểu môi trường kinh doanh và cơ hội hợp tác tại Việt Nam.

Theo ông Bằng, năm 2010, thương mại Việt Nam-Đài Loan đạt kim ngạch 8,419 tỷ  đô la Mỹ, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan đạt 1,442 tỷ đô la Mỹ và Việt Nam nhập khẩu hàng hóa trị giá 6,976 tỷ đô la Mỹ từ Đài Loan. Cũng trong năm 2010, Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 13 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam.

Đài Loan chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm như: vải vóc, máy móc và phụ kiện, xăng dầu, gang thép, và nhựa sang Việt Nam. Trong khi đó, các sản phẩm chính mà Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam gồm: dệt may, gạo, cao su, thủy hải sản, và máy móc và phụ kiện.

Các doanh nghiệp Đài Loan chủ yếu đầu tư ở khu vực miền nam Việt Nam như: Đồng Nai, Tp. HCM và Bình Dương, tập trung vào các lĩnh vực như: chế tạo phương tiện giao thông, điện tử, xi măng, dệt may, thực phẩm, nông-lâm-ngư nghiệp, cơ khí, cao su, đồ gỗ, dày dép, và dịch vụ, vv… gần đây có đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Các dự án lớn có tổng vốn đầu tư từ 500 triệu đô la trở lên bao gồm: Chinfon, Vedan, Formosa, CT&D, Compal, Foxcom.

 

                                                                                      Theo DanTri

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục