Ngày 19.4, Cty Dịch vụ Thông tin Tài Chính WVB Việt Nam (WVB FISL) và Cty CP Đầu tư và Tài chính Dầu khí (PVFC Invest) đã công bố kết quả cuộc khảo sát chỉ số niềm tin kinh doanh quý I/2011.

Gần 45% DN (trong tổng số 333 DN) khẳng định không có ý định mở rộng sản xuất, kinh doanh. Ảnh: M.N.
Gần 45% DN (trong tổng số 333 DN) khẳng định không có ý định mở rộng sản xuất, kinh doanh. Ảnh: M.N.

Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 18.3 đến đầu tháng 4, với sự tham gia của 333 doanh nghiệp (DN) thuộc 11 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của Việt Nam, trong đó hơn 78% thuộc khối DN vừa và nhỏ.

Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý I/2011 đã giảm 17 điểm so với quý IV/2010. Nếu so với lần đầu tiên thực hiện vào năm 2008 thì chỉ số được khảo sát lần này chỉ tăng 9 điểm. Đây là lần thứ 2 liên tiếp chỉ số này có mức giảm mạnh kể từ lần đầu tiên được tiến hành khảo sát.

Nếu tính trong vòng 6 tháng liên tục, thì niềm tin kinh doanh liên tiếp giảm mạnh, gần 45% DN khẳng định không có ý định mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2011. Hầu hết các DN được khảo sát đều cho rằng sẽ tiếp tục thực thi giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, cắt giảm nhân công, thu gọn bộ máy tổ chức và giảm đầu tư nhằm đối phó với những diễn biến bất lợi của nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong khi gần 45% DN cho rằng không có ý định mở rộng sản xuất, thậm chí là thu hẹp quy mô trong thời gian tới, thì vẫn có 54% DN cho rằng tình hình kinh tế Việt Nam sẽ tốt lên trong 12 tháng tới. Vì vậy, trong tình hình kinh tế hiện tại, vẫn có gần 68% DN tin tưởng doanh thu sẽ tăng và gần 64% DN tin tưởng lợi nhuận sẽ tăng trong 12 tháng tới.

Khi được hỏi về tình hình kinh tế chung của Việt Nam hiện nay, có gần 25,83% DN tham gia khảo sát cho rằng nền kinh tế của Việt Nam đã tốt hơn so với cùng thời điểm năm trước, trong khi lại có tới gần 46% DN cho rằng nền kinh tế đã kém đi, 28,23% DN cho rằng hiện trạng nền kinh tế không có sự thay đổi. So với kết quả BCI quý IV/2010, số DN lạc quan tiếp tục giảm tới 23% và số DN bi quan tăng thêm 32%.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nguyên nhân của chỉ số niềm tin tụt giảm đó là tác động từ việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND của Ngân hàng Nhà nước (chiếm 72%); tăng giá của một số yếu tố đầu vào thiết yếu như than, điện, xăng dầu cũng như những dự báo về lạm phát, tăng trưởng (chiếm 46%)... đã có những tác động mạnh đến quyết định mở rộng sản xuất cũng như niềm tin của DN.

                                                                      Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục