Doanh nghiệp vận tải khó khăn trước tình hình giá nhiên liệu tăng cao.

Doanh nghiệp vận tải khó khăn trước tình hình giá nhiên liệu tăng cao.

(HBĐT) - Chỉ trong một thời gian ngắn, xăng, dầu đã 2 lần tăng giá. Các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh “thở vắn than dài” trước tình hình giá nhiên liệu tăng cao.

 

Do công việc thường xuyên phải đi lại giữa thành phố Hoà Bình và huyện Tân Lạc nên suốt 2 năm qua, chị Đặng Thị Huyền ở tổ 10, phường Thái Bình thường đi, về trên tuyến xe buýt Hoà Bình - Lạc Sơn. Tuy nhiên, gần đây, do giá vé thay đổi, mỗi cuốc xe đã tăng từ 24.000 đồng/khách/lượt đi - về lên 40.000 đồng, chị Huyền đã phải cân nhắc lựa chọn giữa phương tiện vận tải hành khách và xe máy. Chị bảo, đành rằng đi xe máy vất vả hơn, kém an toàn hơn, nhưng bù lại tiết kiệm được một nửa chi phí so với xe buýt và xe khách khác. Đang trong lúc khó khăn, giá hoá leo thang, việc cắt giảm, cân đối bất cứ khoản chi tiêu nào giờ là “thượng sách”. Cùng chung lý do “không gánh nổi giá vé tăng cao” như chị Huyền, không ít hành khách là cán bộ, công chức, viên chức mua vé tháng theo chặng tuyến xe buýt Hoà Bình - Lạc Sơn đành trở lại làm bạn với xe máy, xe đạp điện.  

 

Thực trạng trên bắt đầu kể từ khi hoạt động dịch vụ vận tải phải đối mặt với tình hình liên tiếp tăng giá xăng, dầu và một số nhóm hàng thuộc chi phí đầu vào. Ông  Phạm Duy Bình - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Công ty TNHH Hiển Vinh cho biết: Cùng với giá xăng, dầu tăng, giá săm, lốp, phụ tùng khác theo đó cũng tăng (bình quân tăng khoảng 30% so với 3 tháng trước). Thêm vào đó, lãi suất vốn vay ngân hàng cũng tăng khiến doanh nghiệp kinh doanh vận tải gặp thêm khó khăn. Đồng nghĩa với việc tăng chi phí đầu vào, doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá vé. Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng chia sẻ được với doanh nghiệp, nhất là hành khách có mức thu nhập thấp.

 

Gần 2 tháng nay, lượng hành khách đi lại trên các tuyến kể cả nội tỉnh, liên tỉnh đã giảm đáng kể. Khách đi tuyến xe buýt Hoà Bình - Lạc Sơn hiện giảm khoảng 15% so với tháng trước. Ước tính lượng khách đi lại bằng phương tiện vận tải trên các tuyến nội tỉnh và liên tỉnh giảm bình quân trên 10%. Ông Cường – Giám đốc doanh nghiệp vận tải Bình An chia sẻ: Khó khăn về lượng khách giảm là điều doanh nghiệp lường được từ trước. Biến động tăng giá xăng, dầu thời gian qua đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tậi. Hiện tại, công ty có tổng số 45 xe với 2 tuyến chạy Hòa Bình – Mỹ Đình và Hòa Bình – Yên Nghĩa. Trước tình hình tăng chi phí đầu vào, công ty đã xây dựng phương án điều chỉnh giá vé từ 33.000 đồng/lượt lên 40.000 đồng/người/lượt.

 

Trước áp lực về giá xăng, dầu tăng, các doanh nghiệp vận tải chỉ còn cách giả bớt chi phí đầu vào, hoặc chấp nhận thu hẹp kế hoạch kinh doanh để tiếp tục phát triển. Một mặt, tính toán lại chi phí giá thành để tránh lỗ nặng, chống lãng phí triệt để thì mới có thể tồn tại. Việc tăng giá cước đẩy thêm khó khăn và áp lực tăng giá về phía người tiêu dùng. Để phần nào tháo gỡ khó khăn, các doanh nghiệp vận tải trong tỉnh chủ yếu dùng uy tín phục vụ khách hàng, tạo sự ủng hộ của khách hàng để duy trì hoạt động.

 

                                                                                        Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục