(HBĐT) - Vụ hè - thu năm 2010, huyện Kim Bôi đưa mô hình ngô ngọt với diện tích 5, 4 ha làm điểm tại 3 xã Nật Sơn, Bắc Sơn, Kim Bình. Đến vụ đông, diện tích trồng nhân lên 26,2 ha, tập trung ở các xã Bắc Sơn, Kim Truy, Hợp Kim, Kim Bôi, Nam Thượng, Nật Sơn.

 

Với đặc điểm thời gian sinh trưởng ngắn, ngô ngọt trồng được quanh năm. Tuy nhiên, ngô ngọt không tiếp tục được triển khai ở vụ xuân 2011, bà con nông dân các xã không còn mặn mà “đeo đuổi” giống ngô này.

Ngô ngọt là giống lai đơn F1, phần lớn được sản xuất tại Thái Lan, được đánh giá phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu ở huyện Kim Bôi. Yêu cầu kỹ thuật trồng không có nhiều khác biệt so với các giống ngô bà con đã canh tác. Ngô ngọt có thời gian sinh trưởng ngắn (67 - 85 ngày), tính kháng bệnh cao, vị trí đóng bắp thấp nên khả năng chống đỡ tốt, năng suất tiềm năng đạt từ 15 - 18 tấn /ha, trong khi các giống ngô khác đạt cao nhất 8-  10 tấn /ha. Ngoài thu bắp, ngô ngọt còn cho lượng thức ăn xanh từ 2, 5 - 3 tấn/sào phục vụ chăn nuôi.

ông Bùi Văn Sung ở thôn Cóc Lẫm, xã Kim Truy chia sẻ: Giống do công ty cung ứng hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật trồng còn phân bón, công chăm sóc do mình bỏ ra. Vụ đông - xuân rồi, gia đình trồng thử gần 2000 m2 ruộng thấy việc chăm sóc gần giống với ngô lai nhưng thu hoạch có khác. Ngô ngọt được thu hoạch trong thời gian rất ngắn (2 - 3 ngày), khi hạt ngô căng đều, có màu vàng cam, râu hơi chớm héo là bắt đầu thu. Đặc điểm khác nữa là ngô ngọt chỉ thu và bán tươi (cả bắp và vỏ lá bi), việc thu mua này với bà con còn chưa quen. Công ty TNHH Chế biến nông sản Đức Lộc (tỉnh Hải Dương) hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Gặp gỡ, trao đổi với một số hộ tham gia trồng mô hình ngô ngọt ở xã Nam Thượng được biết, vụ đông vừa qua, cả xã có 30 hộ trồng với tổng diện tích 7 ha ở 3 xóm Nam Thượng (4 ha), Nam Hạ (2 ha), Bôi Cả (1ha). Theo ông Bùi Văn Thiên, trưởng xóm Nam Thượng, chăm sóc ngô ngọt tương đối nhàn, nếu thực hiện đúng quy trình hướng dẫn kỹ thuật, năng suất sẽ đạt cao hơn nhưng do chưa đầu tư chăm bón nhiều, trồng thưa nên năng suất thực tế chỉ đạt 8 - 10 tấn /ha. Nam Thượng cũng như nhiều nơi khác trong huyện có đất đai màu mỡ. Lâu nay, bà con trồng ngô lai thường cho năng suất rất cao (8 - 9 tấn /ha). Nếu so sánh giá trị kinh tế giữa ngô ngọt và ngô lai thì thu nhập của ngô ngọt bằng, thậm chí thấp hơn ngô lai. Hiện nay, giá ngô hạt thường trên thị trường khoảng 5.000 đồng /kg, giá ngô ngọt bán cho công ty trực tiếp thu mua chỉ vào 2.700 đồng /kg, thời điểm cao nhất là 3.500 đồng /kg.

Mới đây, huyện Kim Bôi đã tiến hành sơ kết, tổ chức hội thảo đánh giả mô hình ngô ngọt tại địa phương và đi đến kết luận: ngô ngọt hoàn toàn phù hợp với điều kiện đất, thổ nhưỡng ở Kim Bôi. Đây là mô hình giúp phát triển sản xuất hàng hoá, cải thiện kinh tế hộ gia đình, tăng cường liên kết 4 nhà (Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông). Lý giải nguyên nhân vì sao bà con nông dân không mặn mà với ngô ngọt, ông Bùi Văn Bộ, Phó phòng NN & PTNT huyện cho rằng, nếu nhà doanh nghiệp và chính quyền địa phương phối hợp tổ chức chỉ đạo tốt hơn thì mô hình sẽ tiếp tục nhân rộng, có hiệu quả. Hơn nữa, doanh nghiệp cần nâng mức giá thu mua, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con nông dân sát sao hơn để năng suất ngô đạt cao hơn, đồng nghĩa với việc thu nhập, giá trị kinh tế mang lại từ cây ngô ngọt được khẳng định. Bà con cũng quan tâm phát triển giống ngô này bởi ngoài thu bắp, thân, lá cây ngô ngọt sau thu hoạch là nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc dồi dào.

                                                                                     Bùi Minh   

 

Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục