Chị Mai thu hoạch riềng, là loại cây gia đình chị chọn trồng xen canh đem lại lợi ích kinh tế cao.
(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của chị Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội PN xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), chúng tôi đến thăm cơ ngơi và mô hình làm vườn, chăn nuôi của chị Nguyễn Thị Mai, chi hội trưởng Hội PN xóm Đồng Chanh.
Trong khuôn viên đất rộng 2,2 ha của gia đình cách đây hơn chục năm chỉ là đất đồi và cây dại mọc. Chị Mai và cả gia đình thời gian này cũng gặp nhiều khó khăn. Nhờ được tập huấn kỹ thuật, được cán bộ Hội PN, Hội ND vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chị đã mạnh dạn vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng CS-XH để bắt đầu khởi nghiệp. Với số tiền đó, lúc đầu gia đình chị vay đầu tư vào nuôi thỏ. Nhưng thử nghiệm đầu tiên của gia đình chị không thành công. Không nản chí, cả gia đình chị động viên nhau: Có niềm tin, quyết tâm, mạnh dạn cộng với sự chăm chỉ, học hỏi, ắt thành công.
Hiện nay, gia đình chị Mai trồng đa dạng các loại cây ăn quả như: vải, nhãn, xoài... xen canh cùng với trồng riềng, ươm cây giống. Nhờ được chăm sóc chu đáo nên tất cả các loại cây trồng đều phát triển tốt. Các loại cây trồng này cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, gia đình chị còn nuôi gà thả vườn. Trong vườn nhà chị thường xuyên có khoảng từ 450-500 con gà thịt. Để việc chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế, gia đình chị đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, thức ăn đảm bảo chất lượng được chị lựa chọn từ các sản phẩm nông nghiệp mua tại địa phương như: thóc, ngô, cám, gạo, rau... Bên cạnh đó, gia đình chị còn luôn quan tâm đảm bảo VSMT, an toàn dịch bệnh cho đàn gà. Mỗi năm thu nhập thêm từ chăn nuôi đạt 60 triệu đồng.
Từ chỗ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, nay nhờ sự cần cù, có ý thức tích lũy, gia đình chị Mai trở thành một hộ nông dân sản xuất giỏi, có thu nhập cao của xã. Hiện nay, gia đình chị đang sống trong ngôi nhà khang trang, gọn gàng, ngăn nắp. Hai con của chị Mai được học hành chu đáo và có cuộc sống ổn định.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.
(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.
(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.