( HBĐT) - Với đặc thù là một huyện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm gần 80% diện tích đất tự nhiên, huyện Kỳ Sơn có tiềm năng, lợi thế để phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại phù hợp với chăn nuôi bò.

 

Để giúp các hộ dân từng bước thay đổi nhận thức từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chuyển sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, năm 2010, được sự chỉ đạo của UBND huyện Kỳ Sơn, Trạm KN - KL Kỳ Sơn triển khai xây dựng mô hình “vỗ béo bò thịt”. Mục đích chuyển giao tiến bộ KHKT chăn nuôi bò thịt, đặc biệt quy trình vỗ béo bò thịt bằng nguồn thức ăn sẵn có, bò đạt hiệu quả tăng trọng cao. Trên cơ sở kết quả đạt được của mô hình nhân ra diện rộng, tạo cho hộ chăn nuôi biết thêm một nghề mới, vỗ béo trâu bò chuẩn bị đem bán thịt, nâng cao mức sống gia đình, góp phần xoá đói - giảm nghèo. 

 

Nhằm đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu, điều kiện để xây dựng mô hình thành công, Trạm đã điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, nguyện vọng của người chăn nuôi và địa bàn đó có số bò trong diện vỗ béo đó là bò cái, bò đực không sử dụng vào mục đích sinh sản, bò, cày kéo, bò loại thải, bê nuôi hướng thịt. Từ những tiêu chí trên, trạm đã chọn 10 hộ có 30 con bò trong diện vỗ béo  tham gia mô hình tại xóm Giếng 2 và xóm Hải Cao, xã Hợp Thịnh để thực hiện mô hình. Chị Cù Thị Liên, Trạm trưởng trạm KL - KN huyện cho biết: Sau khi lựa chọn được địa điểm và các hộ tham gia, cán bộ kỹ thuật của trạm đã tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật về phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng vỗ béo bò thịt; kỹ thuật chế biến một số loại thức ăn bổ sung như: phương pháp ủ rơm – urê, làm tảng đá liếm và các biện pháp phòng bệnh cho đàn bò. Bên cạnh đó, cán bộ kỹ thuật còn thường xuyên xuống địa bàn kết hợp với cán bộ khuyến nông cơ sở cùng hướng dẫn các hộ thực hiện các tiến bộ KH - KT và đã có 70% số hộ đã áp dụng, thực hiện những tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc, quản lý đàn bò như: cải tạo và quy hoạch lại chuồng trại; kỹ thuật nuôi  vỗ béo bò thịt; dự trữ và chế biến các loại thức ăn; phương pháp xử lý rơm, rơm ủ urê; phối hợp khẩu phần thức ăn tinh cho bò; phòng và chữa một số bệnh thường gặp ở bò. Qua đó, hầu hết các hộ tham gia mô hình vỗ béo bò thịt đều áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, bên cạnh bổ sung thức ăn tinh, các hộ đã tận dụng sản phẩm phụ nông nghiệp sẵn có để dự trữ và chế biến các loại thức ăn, dành một phần đất để trồng một số loại cây thức ăn giàu đạm và các loại cỏ cao sản để khắc phục tình trạng thiếu thức ăn xanh trong vụ đông.

 

Kết quả qua 3 tháng thực hiện nuôi theo đúng kỹ thuật, bò phát triển khá tốt, trọng bình quân tăng 700 g/con/ngày và đạt so với yêu cầu đề ra. Thời gian đầu bò đưa vào vỗ béo là bò gầy trọng lượng dưới 100 kg với định mức 3 kg thức ăn tinh / ngày, thời gian vỗ béo trong 3 tháng, mức tăng trọng đạt từ: 50 - 65kg. Qua đó thu nhập trên 30 con bò vỗ béo là 122.850.000 đồng, lợi nhuận công vỗ béo 30 con bò thu được 57.300.000 đồng và lợi nhuận vỗ béo 1 con bò là 1.910.000 đồng (636.000 đồng/tháng)

 

Theo chị Cù Thị Liên, mô hình được thực hiện lần đầu ở tại 2 xóm Hải Cao và xóm Giếng 2, xã Hợp Thịnh thu được kết quả tốt và đã đáp ứng mục tiêu đề ra, lợi nhuận kinh tế đạt cao hơn so với nuôi thông thường.

 

                                                                                 Hồng Ngọc

 

Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục