Hồ Trọng đã tích đầy nước phục vụ sản xuất

Hồ Trọng đã tích đầy nước phục vụ sản xuất

(HBĐT) - Chúng tôi thực sự bất ngờ khi cùng đoàn cán bộ Sở NN&PTNT đi kiểm tra dự công trình hồ Trọng - Dự án thủy lợi trọng điểm của tỉnh. Vào đầu mùa khô, hồ Trọng đã tích nước gần bảo đảm mục tiêu thiết kế. Từ trên đập, có thể thấy một màu xanh của nước, của cây trải dài khắp núi rừng Phong Phú, Phú Vinh. Van xả đang khởi động cung cấp dòng nước hữu ích cho các cánh đồng lân cận.

 

Trưởng BQL XDCB Sở NN&PTNT Trần Ngọc Minh cho biết: Dự án hồ Trọng, huyện Tân Lạc có tổng mức đầu tư được duyệt lại dự tính trên 200 tỷ đồng, xây dựng trên địa bàn các Phong Phú, Tuân Lộ, Mỹ Hòa, Quy Mỹ, Quy Hậu, Mãn Đức và thị trấn Mường Khến, thực hiện tưới cho khu Mường Bi và khu Mãn Đức với diện tích 1.010 ha, trong đó, tự chảy 607,8 ha lúa và 2,7 ha màu, tạo nguồn cho 399,5 ha màu, tạo nguồn cấp ngước sinh hoạt cho 12.000 hộ dân ven QL6 và khu vực thị trấn Mường Khến, cấp nước cho 2 đơn vị quân đội trên địa bàn. Quy mô xây dựng đập đất dài 275 m, tạo hồ chứa trữ nước. Nước từ hồ Trọng điều tiết xuống suối Trọng cấp nước cho vùng dự án bởi các bai Chùng, Lồ, Lặn.. và hệ thống kênh có tổng chiều dài 20,79 km. Tràn tự do bề mặt 32 m, bố trí cách vai trái đập 200 m. Cống lấy nước nằm tại vai trái đập. Hồ chứa 19,47 km2, đập đất cao 29,2 m, đỉnh đập rộng 5 m, dài 275,3 m, cao trình đập 209,2 m, mái đập phía thượng lưu được gia cố bằng bê tông… dày 12 cm, mái hạ lưu được trồng cỏ bảo vệ…

 

Đây là dự án tầm cỡ, quy mô lớn của tỉnh. Trong quá trình triển khai, tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư là Bộ NN&PTNT, chỉ đạo các ngành hữu quan và các nhà thầu tìm nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm mục tiêu của dự án. Hạng mục tràn xả lũ đã hoàn thành tháng 7/2010. Đập đất đã hoàn thành đáy đập đến cao trình đỉnh đập trước mùa mưa lũ, các công việc còn lại là hoàn thiện tường chắn sóng và đổ bê tổng đường lên đập. Hệ thống kênh mương Hữu Trùng, Hữu Bày, Tả Lặn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2009, có tổng chiều dài 5.851 m. Các hạng mục kênh dẫn nước khác cũng đang được gấp rút triển khai.

 

Ông Trần Ngọc Minh khẳng định: Các hạng mục công trình đầu mối gồm: đập đất, cống lấy nước và tràn xả lũ được triển khai thi công có sự giám sát chặt chẽ về chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu, BQL dự án. Ngoài ra, BQL đã mời Tổng công ty tư vấn Thủy lợi Việt Nam kiểm định chất lượng độc lập. Các số liệu kiểm định cho thấy, chất lượng công trình đầu mối đều bảo đảm các yêu cầu thiết kế. Công trình được triển khai từ năm 2008, đến nay, cơ bản đã phát huy hiệu quả. Năm ngoái đã thực hiện tích nước và chống lũ thành công. Vụ chiêm - xuân 2011 đã xả 2 triệu m3 nước phục vụ chống hạn. Hệ thống kênh mương dẫn nước trước đây đã phát huy tác dụng và khi triển khai dự án hệ thống kênh mương này đang kiên cố để tăng hiệu quả dẫn nước chống thất thoát. Mặc dù vậy, công tác giải phóng mặt bằng của dự án vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ thi công các hạng mục công trình. Đặc biệt, tại chân đập, hạ lưu đập vẫn còn 1 hộ chưa di dời. Tiến độ xây dựng khu tái định cư chưa hoàn thành, các hộ dân mới di dời tạm ra ngoài khu vực lòng hồ. Hiện, Sở đang làm việc với Bộ NN&PTNT đề nghị cấp thêm nguồn vốn , đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành dự án trong quý III/ 2011.

 

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện Tân Lạc đang tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, xây dựng tái định cư hợp lý tạo sự ổn định bền vững cho sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng dự án. Trong tương lai gần, khi dự án hoàn thành không chỉ là công trình thủy lợi hiệu quả mà còn có thể đưa vào khai thác tạo thành quần thể du lịch, thu hút du khách gần xa.

 

                                                                               Lê Chung

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục