Chỉ có 1/3 DNNVV tiếp cận được vốn

Chỉ có 1/3 DNNVV tiếp cận được vốn

Chỉ có khoảng 1/3 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, số còn lại khó tiếp cận hoặc không tiếp cận được. Không ít doanh nghiệp cho rằng, thủ tục các ngân hàng đặt ra quá sức với họ…

 

2/3 DNVVN khó tiếp cận vốn

Tại buổi toạ đàm “Giải pháp vốn cho doanh nghiệp” tổ chức sáng 10/5, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: Có nhiều nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp (DN) khó vay vốn của ngân hàng (NH) nhưng nguyên nhân căn bản là do các DNVVN chưa đáp ứng đủ điều kiện để các NH cho vay như: việc lập kế hoạch kinh doanh, tài sản đảm bảo, cân đối tài chính của DN…Những điều kiện trên thường thì chỉ có DN lớn, có uy tín, thương hiệu mới đáp ứng được.

Chỉ có 1/3 DNNVV tiếp cận được vốn (ảnh minh họa)
 
Theo điều tra gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có 1/3 DNVVN có khả năng tiếp cận nguồn vốn NH, còn lại là khó tiếp cận và không tiếp cận được. Không ít DNVVN cho rằng, thủ tục các NH đặt ra là quá sức đối với họ. Ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có 5-10% số DNVVN được vay.

Thêm vào đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng quá cao. Đa số các chuyên gia cho rằng, mức lãi suất trần huy động vốn của ngân hàng Nhà nước là 14% mỗi năm nhưng một số trường hợp đã phá rào nâng lên 15%-19% mỗi năm, kéo theo lãi suất cho vay lên 20-22%, có nơi lên tới 27%.

Việc gia tăng các loại phí của các NH cũng đang ảnh hưởng rất lớn đến các DN thực sự cần vay vốn để sản xuất kinh doanh. Không ít DN đã thu hẹp hoặc tạm dừng sản xuất vì không vay được vốn.

Cụ thể như trong quý một vừa qua, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, đặc biệt là giá nông sản tăng gấp 2-3 lần cùng kỳ. Cùng một số lượng hàng hóa như năm ngoái nhưng doanh nghiệp cần vốn gấp đôi để thu mua.

Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu Aprocimex còn cho rằng, doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn kép. Trong khi các chi phí đầu vào đang tăng cao khiến doanh nghiệp sống dở chết sở thì ngân hàng giảm mức tăng trưởng tín dụng từ 45% xuống còn 16%.

Trước mắt cần giảm lãi suất

Rõ ràng, việc tìm nguồn vốn từ các NH đang ngày càng trở nên khó không chỉ về vấn đề thủ tục, mà còn là lãi suất cao. Trong khi đó, các kênh huy động khác như cổ phiếu, trái phiếu chưa phát huy đúng mực.

Theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán mặc dù là kênh huy động vốn quan trọng nhưng cũng đang ngày một khó khăn hơn vì chính sách tài khóa tiền tệ thắt chặt của Chính phủ. Đó là chưa kể, việc phát hành cổ phiếu ồ ạt khiến cho thị trường này bị bội thực nguồn cung vì thế kênh huy động này đã không phát huy được hiệu quả trong thời gian gần đây.

Đối với kênh huy động vốn từ trái phiếu thì chỉ được nhận định là sẽ tiềm năng trong tương lai, ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Tổng thư ký Hiệp hội thị trường Trái phiếu Việt Nam cho rằng: “Về mặt dài hạn, DN vẫn có nhiều thuận lợi để tiếp cận vốn trên thị trường trái phiếu. Do đó, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, trái phiếu sẽ ngày càng trở thành kênh huy động vốn hiệu quả và quan trọng đối với các DN quy mô lớn trong những năm tới đây”.

Trong bối cảnh khó khăn, một mặt bản thân các DN Việt Nam sẽ phải tự ý thức về việc cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình như: tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc; rút ngắn thời hạn thanh toán phân phối để đẩy nhanh vòng vốn, giảm lệ thuộc vào vay ngân hàng…

Nhưng mặt khác, trong khi các kênh huy động vốn khác trong ngắn hạn chưa thể phát huy được như đã phân tích ở trên thì Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp để tiếp cận được nguồn vốn khả thi.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi, Hiệu trưởng trường đạo tạo nhân lực Vietinbank kiến nghị, Chính phủ cần phải xem xét bằng mọi cách giảm lãi suất đầu vào cho doanh nghiệp. Đặc biệt, Chính phủ cần có có có chế tài xử lý những ngân hàng lách luật.

"Trong khi lạm phát tháng 5 nguy cơ lên tới 2,2%, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ vốn cho ngân hàng thương mại và xử phạt nghiêm với những trường hợp huy động vốn vượt trần", bà Mùi kiến nghị.

 

                                                                                 Theo DanTri

Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục