Một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội trên phố Giảng Võ.

Một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội trên phố Giảng Võ.

Những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là nhiều tiềm năng và có tính hấp dẫn hàng đầu thế giới. Nhưng, cũng vì vậy mà mức độ cạnh tranh với mỗi doanh nghiệp (DN) trong nước ngày càng gay gắt. Câu hỏi đặt ra là làm sao mở rộng thị phần, tìm được chỗ đứng cho mình. Trao đổi với PV Hànộimới, bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết:


- Hapro là một DN nhà nước trực thuộc UBND TP Hà Nội, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Để đáp ứng được những yêu cầu của kinh tế thị trường, Hapro đã tập trung đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh nội địa, tăng cường hoạt động bán lẻ tại thị trường trong nước, nhất là thị trường ngoại thành Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Đến nay, Hapro có 3 trung tâm mua sắm, 3 trung tâm kinh doanh chợ/chợ đầu mối, 33 siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart, 32 cửa hàng, điểm kinh doanh thực phẩm an toàn Haprofood. Ngoài ra còn có một số cửa hàng chuyên doanh điện, điện máy, điện dân dụng, may mặc trên địa bàn Hà Nội. Hiện, Hapro là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thương mại, phân phối, có uy tín trên thị trường Thủ đô và khu vực phía Bắc.
 


Một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội trên phố Giảng Võ.  Ảnh: Huyền Linh


- Bà có thể cho biết định hướng phát triển mạng lưới của Hapro trong giai đoạn tới?

- Thời gian tới, Hapro sẽ cơ cấu lại hệ thống bán lẻ ở các điểm bán hàng có ưu thế; phát triển thị trường nông thôn; xây dựng vùng nguyên liệu, nuôi trồng rau và thực phẩm an toàn để cung cấp cho thị trường Thủ đô. Đây là những việc rất lớn, có tính tương hỗ, là điều kiện để đưa Hapro trở thành tổng công ty làm chủ một hệ thống hạ tầng thương mại có sức cạnh tranh và phát triển bền vững, khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước. Từ đó, Hapro sẽ duy trì vị thế, vai trò chủ đạo trong phân phối, lưu thông hàng hóa, góp phần bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của NTD; đồng thời phấn đấu trở thành một nhà phân phối, bán sỉ, bán lẻ có uy tín hàng đầu của khu vực phía Bắc, là một trong 3 nhà bán lẻ hàng đầu của Việt Nam.

- Trong quá trình xây dựng hệ thống phân phối, Hapro có những khó khăn gì?

- Hệ thống phân phối của Hapro gồm nhiều điểm có diện tích nhỏ, bị xuống cấp và phân bố dàn trải. Trình độ của cán bộ quản lý và nhân viên còn nhiều hạn chế, chậm thích nghi với yêu cầu của cơ chế mới... Ngoài ra, thị phần của thương mại quốc doanh có xu hướng ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến điều tiết cung cầu thị trường… là những khó khăn mà Hapro gặp phải trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển phân phối, bán lẻ. Mặt khác, các yếu tố như tâm lý, tập quán phần lớn NTD vẫn ưa thích hình thức mua sắm tại chợ hoặc các cửa hàng bán lẻ truyền thống; cơ sở hạ tầng, công nghệ xã hội chưa thực sự bảo đảm cho mục tiêu văn minh thương mại cũng như sự cạnh tranh của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ở Việt Nam cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến mục tiêu mở rộng hệ thống bán lẻ của chúng tôi. Vì thế, định hướng phát triển của Hapro thời gian tới là xây dựng hệ thống ở các huyện, khu vực xa trung tâm và các tỉnh, thành phố phía Bắc thông qua nhiều mô hình kinh doanh, như trung tâm thương mại, tổ hợp trung tâm thương mại - văn phòng, chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng… với bộ sản phẩm phù hợp NTD tại khu vực.

- Một số DN phía Nam đã có mặt tại Hà Nội, vậy Hapro có ý định xây dựng cơ sở ở phía Nam hay không và Hapro có kiến nghị gì với thành phố để phát triển tốt hơn?

- Hiện nay, đã có nhiều DN phía Nam mở và phát triển hệ thống phân phối tại Hà Nội và đây cũng là cơ hội cho NTD có thêm nhiều lựa chọn, được thuận tiện hơn trong việc thực hiện quyết định mua sắm tại nhiều DN phân phối khác nhau. Với Hapro, chiến lược phát triển hạ tầng thương mại vẫn sẽ là tập trung tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tại phía Nam, Hapro đã có cơ sở như Chi nhánh Tổng Công ty ở TP Hồ Chí Minh, Công ty CP Long Sơn, Công ty CP Tân Mỹ và Công ty CP Đầu tư Thương mại Hapro tại Đà Nẵng. Nhìn chung, chúng tôi chưa thấy cần có sự thay đổi hơn nữa.

Tuy nhiên, để Hapro phát triển nhanh, bền vững, chúng tôi mong thành phố và các ngành chức năng tiếp tục quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ về địa điểm, mặt bằng kinh doanh để phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, có cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời để DN có cơ hội tiếp cận nguồn vốn với lãi suất hợp lý, nhất là vay ưu đãi để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ cũng như tham gia có hiệu quả vào các nhiệm vụ chính trị được phân công…

Xin cảm ơn bà!
 
                                                                                      Theo HNM
 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục