Cây xăng Hiền Hồng nghỉ bán vì hết xăng chiều 5-5

Cây xăng Hiền Hồng nghỉ bán vì hết xăng chiều 5-5

Liên tục những ngày qua, hàng loạt cây xăng ở các tỉnh phía Nam đóng cửa hoặc bán nhỏ giọt, làm người dân khốn đốn vì thiếu xăng dầu cho tiêu dùng và sản xuất.

 

Phát hiện nhiều, xử lý ít

Ông Đỗ Văn Phước, chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Tiền Giang, cho biết mấy ngày qua lực lượng QLTT đã kiểm tra gần 650 lượt tại các cây xăng trên địa bàn và phát hiện gần 50 cây xăng đóng cửa hoặc bán nhỏ giọt. Tuy nhiên, tất cả trường hợp này chỉ bị nhắc nhở chứ không thể xử phạt được. Chỉ có cây xăng Vạn Hưng ở xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành bị xử phạt do bán quá giá quy định (21.800 đồng/lít).

Theo ông Phước, các cây xăng đóng cửa hoặc bán nhỏ giọt có ba dạng: hết xăng trong bồn thật; cố tình đóng cửa để nghỉ lễ, đi khám bệnh, đi ăn tiệc... và bán cầm chừng bằng cách bán mỗi người 20.000-30.000 đồng. Ông Phước cho biết chủ các cây xăng đều cho rằng do hoa hồng quá thấp (từ 100 đồng/lít trở xuống) nên bán càng nhiều càng lỗ. Khi hết xăng dầu thì họ cũng không thiết tha đặt hàng về bán tiếp mà đóng cửa nghỉ. Còn cây xăng đóng cửa vài giờ trong ngày hoặc bán nhỏ giọt là để giảm bớt lỗ. Do còn xăng trong bồn, nếu đóng cửa thì sẽ bị xử phạt nên bán cầm chừng để đối phó với cơ quan chức năng.

Công ty cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn (FSC) ngày 5-5 đã có văn bản giải trình với Sở Công thương TP.HCM về sự cố trạm xăng dầu số 9 trên đường Bùi Thị Xuân, Q.1 nghỉ bán gần hai giờ buổi sáng 4-5. Theo FSC, cây xăng này không đủ hàng để bán là do xe bồn chở hàng bị bể bánh trên đường. Chiếc xe này phải sửa xong mới tiếp tục chở hàng cho cây xăng này.

Ông Nguyễn Lương Thành, phó tổng giám đốc Công ty FSC, giải thích: “Do xe bồn phải thuê ngoài nên chúng tôi không chủ động được trong việc điều phối xe khác đến tiếp ứng. Sáu chiếc xe bồn đều có nhiệm vụ cấp hàng ở các điểm khác nhau và việc xe bồn đi vào trung tâm thành phố giữa ban ngày phải theo giờ quy định nên cũng gây khó khăn trong việc giải quyết sự cố ngoài ý muốn này”.

L.N.M.

Chiều 5-5, Chi cục QLTT tỉnh Bình Phước cho hay qua kiểm tra đã lập biên bản 12 vụ vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Cụ thể như hai trạm xăng dầu Trọng Tưởng (xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập) và Ngọc Thanh (xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp) ngừng bán do găm hàng chờ giá tăng, trạm xăng Bình Minh (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành) không niêm yết giá. Ba trạm xăng dầu này đã bị lập biên bản chờ ra quyết định xử phạt.

Với chín trạm xăng dầu thuộc địa bàn hai huyện Lộc Ninh và Bù Đốp nghỉ bán, cơ quan chức năng ghi nhận các cây xăng này nêu lý do hết xăng dầu, đầu mối chưa cung cấp, do hoa hồng thấp và một số cây xăng có đơn xin ngừng kinh doanh.

Theo bà Phạm Thị Ngọc - phó chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Bình Phước, có hiện tượng các trạm xăng dầu trên địa bàn tỉnh hoạt động chập chờn. Chi cục đã thành lập các đội kiểm tra liên ngành thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, buộc thực hiện nghiêm việc bán hàng thường xuyên.

Hầu hết tổng đại lý “có vấn đề”

Bà Huỳnh Ngọc Hân, chủ cây xăng Thiệu Minh ở xã Tân Hội, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), cho biết cây xăng của bà là đại lý bán lẻ của Công ty CP Thương mại tổng hợp xăng dầu miền Tây (Vinalines). Hơn một tuần qua ngày nào bà cũng điện thoại đặt hàng, thậm chí đã chuyển 105 triệu đồng tiền cọc nhưng vẫn không có xăng. Trong khi đó theo ông Nguyễn Thanh Phong - thủ kho của Vinalines, trong vai trò tổng đại lý của Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex), công ty của ông tổng hợp đơn hàng của đại lý rồi đặt hàng lại với Petimex nhưng thời gian gần đây chưa bao giờ Petimex giao đủ hàng.

Trả lời phóng viên Tuổi Trẻ, ông Phạm Minh Tân, phó phòng tổ chức - hành chính Petimex, nói Petimex vẫn cung cấp xăng dầu đầy đủ cho các đại lý theo cam kết. Nếu cơ quan chức năng cần thì Petimex sẵn sàng cung cấp hóa đơn, chứng từ đầy đủ để chứng minh và làm cơ sở xử lý các đại lý bán nhỏ giọt hoặc đóng cửa.

Ông Đỗ Văn Phước nhận định hầu hết các tổng đại lý đang “có vấn đề”. Mỗi lần các doanh nghiệp kêu lỗ và đề nghị Bộ Tài chính tăng giá thì y như rằng có chuyện cây xăng bán nhỏ giọt hoặc đóng cửa. Khi kiểm tra thì các đầu mối đều khẳng định cung cấp đủ hàng. Vậy thì khi đại lý bán nhỏ giọt hoặc không có hàng, phải chăng xăng dầu nằm ở kho của tổng đại lý?

Theo nhiều chủ cây xăng, các tổng đại lý đang cắt giảm hoa hồng còn rất thấp, khoảng 100 đồng/lít trở lại, có nơi chỉ có 50 đồng/lít. Với tiền lời như thế họ không đủ trang trải chi phí nên khi hết xăng không thiết tha nhập hàng bán tiếp. Ông Đinh Văn Hữu - chủ tịch hội đồng thành viên Công ty xăng dầu Hồng Đức, một tổng đại lý lớn ở Tiền Giang - xác nhận nguồn cung cấp xăng dầu hiện không thiếu.

Tuy nhiên, do đầu mối của ông chỉ cho hoa hồng 150 đồng/lít nên bắt buộc công ty phải giảm hoa hồng cho đại lý còn 100 đồng/lít. Ông Hữu nói rằng tất cả các đại lý có nhu cầu thì công ty của ông vẫn bán bình thường như trước đây với mức mỗi ngày từ 200-300m3 xăng dầu. Mặc dù vậy ông Hữu cũng cho rằng hoa hồng 100 đồng/lít thì các đại lý bán lẻ đều lỗ nên hiện đã có nhiều đại lý xin tạm nghỉ bán.

                                                                                    Theo Tuoitre

 

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục