Cần vai trò của “nhạc trưởng” trong quy hoạch, quản lý, biến lãng phí năng lượng thành cơ hội phát triển kinh tế. Đó là những nội dung bàn luận sôi nổi trong tọa đàm “Tác động của năng lượng đến kinh tế TP.HCM” do báo Tuổi Trẻ và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM tổ chức sáng 18-5. Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã nêu ra ba thách thức về năng lượng.

Các loại đèn led chuyên dụng tiết kiệm điện của Công ty cổ phần năng lượng xanh Kim Đỉnh được sử dụng tại công viên, tàu đánh cá, nhà máy... - Ảnh: T.ĐẠM

Nhu cầu tăng nhanh

Lãnh đạo thành phố sẽ chia sẻ giải quyết

Đến dự tọa đàm, ông Nguyễn Văn Hùng - phó văn phòng UBND TP.HCM - cung cấp thông tin: Chính phủ và Bộ Công thương đang xây dựng hình thành mạng lưới điện cùng các chương trình giải pháp nhằm cung cấp đủ điện đến năm 2020. TP cũng đang tính toán việc thẩm định các công trình xây dựng nhằm mục tiêu sử dụng năng lượng phải đạt hiệu quả cao cho một nền kinh tế phát triển. Ông Hùng đề nghị các doanh nghiệp gửi bản kiến nghị những khó khăn đến ủy ban để lãnh đạo TP cùng chia sẻ và giải quyết.

Thách thức đầu tiên, theo bà Lê Thị Thanh Loan - quyền cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, đó là tốc độ tăng trưởng cao về dân số. Cuối năm 2010, TP.HCM đã có hơn 7,5 triệu người dân sinh sống (chưa kể tạm trú dưới sáu tháng) và các hộ gia đình đang chiếm đến 35-37% lượng điện của toàn TP với tốc độ sử dụng tăng bình quân 10%/năm.

Thứ đến là sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng đô thị. Ông Huỳnh Kim Tước - giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM - cho rằng việc đầu tư vào hạ tầng đô thị “ngốn” năng lượng không kém. Đơn cử tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, dự toán cho thấy cần đến 140 MW, tương ứng 5% công suất cấp điện hiện tại cho TP.

Tiếp đến là việc “mọc” lên rất nhanh số lượng nhà cao tầng. Theo thống kê chưa đầy đủ, ước có khoảng 6 triệu m2 xây dựng mới hằng năm tại TP, tăng 50-300% so với ba năm gần đây, càng đẩy việc tiêu thụ nguồn năng lượng đến mức báo động. Ông Huỳnh Thanh Khiết - phó phòng quản lý quy hoạch khu trung tâm Sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM - đưa ra con số: trong 930ha khu trung tâm TP.HCM hiện có tới 260 tòa nhà cao tầng (15 tầng trở lên), mà nhà cao tầng được đánh giá là nơi tiêu thụ năng lượng vào bậc nhất ở các nước trên thế giới.

Thiếu công ty tư vấn tiết kiệm

Tại tọa đàm, ông Pascal Billaud, tổng giám đốc siêu thị Big C VN, cho biết tổng lượng điện Big C sử dụng tương đương lượng điện sử dụng của 5.000 người dân/năm, hệ thống điều hòa trung tâm tại các siêu thị Big C hiện chiếm 43% chi phí chi cho điện năng tiêu thụ, trong khi các thiết bị trữ lạnh chiếm 30%, hệ thống chiếu sáng chiếm khoảng 15%... “Giải quyết chuyện năng lượng là giải bài toán cạnh tranh” - ông Billaud nói.

Và để cạnh tranh, ngoài việc đầu tư thiết bị tiết kiệm năng lượng, Big C còn xây dựng hẳn trung tâm thiết bị kiểm soát lượng điện năng tiêu hao. Chính cách làm này đã giúp Big C tiết kiệm được khoảng 30 tỉ đồng/năm cho toàn hệ thống siêu thị, góp phần không nhỏ vào việc Big C luôn có một chính sách giá bán hợp lý.

Còn ông Nguyễn Đông Hòa - phó tổng giám đốc khách sạn Caravelle - cho hay khách sạn này đã “biết tiết kiệm điện từ năm 2006” vì thấy chi phí cho điện năng ngày một tăng cao. Thoạt đầu khách sạn chỉ thay hệ thống chiếu sáng bằng các bóng đèn tiết kiệm điện, sau đó tiến dần sang hệ thống làm lạnh với việc thay dần các máy đời cũ sang đời mới ít tiêu hao điện hơn.

 Dù chủ động tiết kiệm điện nhưng ông Hòa thừa nhận nếu so với hiệu quả mà các đồng nghiệp trong khu vực đạt được, tiêu hao điện năng của Caravelle vẫn cao hơn khá nhiều. Năm 2010, giá trị tiêu hao điện năng chiếm 4,2% trong tổng doanh thu và sang năm 2011 tỉ lệ này dự kiến tăng lên 4,7% do giá điện tăng.

Cái khó hiện nay của doanh nghiệp là dù muốn tiết kiệm điện năng nhưng nguồn cung ứng trong lĩnh vực tư vấn lẫn thiết bị thay thế còn hạn chế. Theo ông Hòa, các công ty tư vấn tiết kiệm năng lượng có uy tín vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi các loại thiết bị tiết kiệm năng lượng vẫn rất khó mua tại VN, chủ yếu phải mua từ nước ngoài là chính, dù nhu cầu rất lớn.

Vai trò nhạc trưởng

Ông Huỳnh Thế Du - giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - phân tích: xác định năng lượng là một thị trường hiệu quả, khi cung đang nhỏ hơn cầu thì việc xác lập giá thật của thị trường là điều các nhà quản lý cần nhìn thấy. Trên thực tế, giá năng lượng (điện) ở VN chưa được tính toán hợp lý ở khối tiêu dùng và khối sản xuất, khiến xảy ra tình trạng lợi dụng giá năng lượng để đầu tư vào VN.

Theo ông Du, cần nhìn thấy bất hợp lý này để quản lý, đặc biệt bẻ thế độc quyền trong ngành điện là việc sớm làm, để đầu cung và đầu tiêu thụ gặp nhau trong sự bình đẳng của thị trường.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Thiên Phú - phó khoa kinh tế thương mại ĐH Hoa Sen - cho rằng hiệu quả kinh tế thị trường chỉ đạt được khi giá phản ánh đúng chi phí thật. “Nếu Nhà nước tạo sân chơi bình đẳng cho các sản phẩm năng lượng thì tự các doanh nghiệp sẽ nhảy vào”- ông Phú nói.

Tương tự, bà Trương Thùy Trang, phó giám đốc Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM, cho rằng rất cần có “nhạc trưởng” để điều tiết và kiểm soát việc sử dụng năng lượng một cách hài hòa và hợp lý; luật, quy chuẩn năng lượng đã có nhưng rất cần văn bản dưới luật để thực thi vào đời sống và thị trường.

                                                                                    Theo Tuoitre

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục