UBND huyện Lạc Thủy đầu tư tuyến đường đôi vao khu di tích chùa Tiên, Động Tiên nhằm thu hút khách du lịch.

UBND huyện Lạc Thủy đầu tư tuyến đường đôi vao khu di tích chùa Tiên, Động Tiên nhằm thu hút khách du lịch.

(HBĐT) - Huyện Lạc Thuỷ có địa thế giáp với thành phố Hà Nội và các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam với nhiều sông, suối, hang động tạo nên cảnh đẹp tự nhiên hấp dẫn. Trên địa bàn huyện có hai dân tộc sinh sống vớiự nét văn hoá riêng biệt tạo thuận lợi phát triển các loại hình như du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, thắng cảnh và lễ hội. Đây là nơi Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng tại đồn điền Chi Nê của cả nước... Đó là điều kiện thuận lợi để Lạc Thuỷ phát huy thế mạnh du lịch.

 

Huyện Lạc Thủy đầu tư tuyến đường đôi vào khu di tích chùa Tiên, động Tiên nhằm thu hút khách du lịch. Theo đường Hồ Chí Minh chỉ cách thủ đô Hà Nội vài chục cây số rẽ vào QL 21 là đến huyện Lạc Thủy. Ngay cửa ngõ của huyện, du khách đến ngay quần thể di tích chùa Tiên và động Tiên được Bộ VH-TT cấp bằng công nhận di tích khảo cổ học quốc gia năm 1989. Tại đây, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều xương, răng động vật đã hóa thạch có niên đại trên 10 vạn năm. Đồng thời còn phát hiện ở xã Phú Lão có nhiều hang động tự nhiên kỳ thú. Trong động Tiên cũng như nhiều hang động khác do phong hóa của nhũ đá với nhũ đá tạo ra những hình: đàn rồng ấp trứng, bầu sữa mẹ, rùa cạn, rùa bơi trên mặt nước và những cánh buồm trong vịnh Hạ Long thu nhỏ. Đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh nhiều nhất hiện nay của tỉnh. Đến thị trấn Chi Nê, du khách được tham quan quần thể hang động (hang Luồn) nằm giáp ranh xã Yên Bồng và Đồng Tâm được Bộ VH-TT cấp bằng công nhận di tích quốc gia vào năm 2001.Hang có chiều dài 1.110 m luồn qua quả núi nước trong vắt, cửa hang phía đông sườn núi phía nam nhìn ra sông Bôi thuộc xã Đồng Tâm, chân núi phía bắc có hồ Đầm Khánh. Đây được đánh giá là hang động hấp dẫn khách du lịch nhất.

Với điều kiện tự nhiên của địa phương tạo nhiều cảnh quan như: hồ Đá Bạc, hồ Đồi Bô, hồ Đầm Khánh, hang Hào, hang Chim, hang Đồng Thớt là những tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra với hệ thống dày đặc Đình, đền, chùa nằm trên địa bàn các thôn, xóm của huyện như: đình Niếng, đình Thơi, đình làng Chùa, đình và đền làng Vai, đền Rem được đưa vào quản lý, bảo vệ phục vụ nhu cầu của bà con địa phương và du khách. Hiện nay, Lạc Thuỷ có  4 di tích, danh thắng cấp quốc gia, 3 di tích danh thắng được công nhận cấp tỉnh, 15 điểm di tích được UBND tỉnh quyết định bảo vệ, 8 di tích, danh thắng đang lập hồ sơ đề nghị công nhận. Vị trí nằm liền kề các điểm du lịch như: chùa Hương (Mỹ Đức - Hà Nội); ngũ Động Thiên Sơn (Phủ Lý - Hà Nam); chùa Bái Đính, suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình); suối nước khoáng Kim Bôi (Hòa Bình) tạo thuận lợi cho huyện phát triển kinh tế du lịch.

 

Ông Hoàng Mạnh Khỏe, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Trong những năm qua, UBND huyện đã quan tâm đầu tư làm đường, tôn tạo di tích lịch sử nhà máy in tiền, tạo cơ chế chính sách cho ngành du lịch phát triển. Do vậy, ngành du lịch góp phần lớn vào NSNN của huyện. Riêng năm 2010, tổng lượng khách tham quan các điểm du lịch của huyện trên 400.000 lượt, doanh thu trên 26 tỉ đồng. Từ đầu năm đến nay, sau khi khánh thành nhà tưởng niệm Bác Hồ tại khu di tích nhà máy in tiền đầu tiên đã thu hút được hàng nghìn lượt khách đến dâng hương và tham quan. Hiện, trong toàn huyện có 19 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Các hoạt động du lịch tạo nhiều việc làm, phát triển dịch vụ trong huyện, nâng cao đời sống cho nhiều hộ gia đình trong huyện, đưa ngành du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn của huyện.

 

 

                                                                                Việt Lâm

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục