Sáng 18-5, Bộ Công thương công bố bắt đầu triển khai thị trường điện cạnh tranh từ 1-7 theo kế hoạch Chính phủ đã duyệt, tuy nhiên chưa có thông điệp nào cho thấy giá bán lẻ sẽ tăng.
Theo đó, thị trường điện cạnh tranh sẽ được vận hành qua 2 giai đoạn - thử nghiệm và chính thức. Trong đó, giai đoạn vận hành thí điểm được thực hiện bắt đầu từ 1-7-2011. Giai đoạn chính thức được thực hiện từ năm 2012 đến hết 2014.
Theo bà Tú Anh, Phó ban thương mại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PVPower), trong giai đoạn đàm phán hiện nay khi mà giá điện đầu ra chưa được điều chỉnh mạnh đến mức đáp ứng đủ chi phí cũng như biến động giá đầu vào dẫn đến doanh nghiệp sản xuất điện đang gặp rất nhiều khó khăn.
Trao đổi với báo chí tại hội nghị triển khai thị trường điện cạnh tranh, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực VN (EVN) Đào Văn Hưng từ chối trả lời về khả năng giá điện sẽ tăng khi quá trình thử nghiệm cơ chế mới được áp dụng, bắt đầu từ 1-7.
Theo lộ trình thị trường điện cạnh tranh được Chính phủ phê duyệt, khoảng cách giữa 2 lần điều chỉnh giá bán tối đa là 3 tháng. Trong đó, hàng tháng, EVN sẽ theo dõi sự biến động của chi phí đầu vào để xây dựng giá bán điện. Khi giá cơ sở giảm 5% so với giá bán hiện hành, EVN điều chỉnh giảm xuống mức tương đương và báo cáo cho Liên bộ Tài chính - Công thương biết. Ngược lại, khi chi phí đầu vào tăng 5%, EVN cũng được phép đề xuất với Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương phương án tăng giá tương ứng.
Đối với trường hợp chi phí đầu vào làm tăng giá bán điện trên 5%, EVN cần xây dựng phương án giá để báo cáo Bộ Công thương. Trên cơ sở thẩm định của Bộ Tài chính, Chính phủ sẽ ra quyết định cuối cùng về thời điểm và các mức tăng giá.
Theo SGGP
(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.
(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.
(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.