Sáng 20.5, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Nâng cao năng lực cho các DN chế biến gỗ để thực hiện Nghị quyết 11/CP, góp phần quản lý bền vững”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các DN gỗ.

Năm 2011, ngành gỗ đang gặp phải không ít khó khăn, không những phải đối mặt với những rào cản thương mại từ nước ngoài (LACEY, FLEGT, REACH....), mà còn phải đối mặt với những khó khăn từ trong nước như: Những khó khăn về tài chính, ngân hàng, lãi suất vay cao, tỷ giá hối đoái chưa ổn định, nguồn ngoại tệ của các ngân hàng thiếu.

Tăng cường sử dụng gỗ trồng trong nước để giảm nhập khẩu là giải pháp thiết thực để tiết kiệm chi phí.
Tăng cường sử dụng gỗ trồng trong nước để giảm nhập khẩu là giải pháp thiết thực để tiết kiệm chi phí.

Những khó khăn về nguyên liệu, tất cả các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất kinh doanh đều tăng cao cùng một lúc. Giá xăng dầu tăng trên 20%, giá điện trên 16%, chí phí nhân công tăng; một số thị trường trọng điểm về xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đang phải ứng phó với thiên tai lớn của Nhật Bản hoặc một số nước của EU chưa khắc phục được tình trạng thâm hụt tài chính, sẽ có tác động mạnh đến thị trường xuất khẩu gỗ của Việt nam.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Tôn Quyền, PCT - Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho rằng, để thực hiện tốt Nghị quyết 11/CP thì các DN cần phải cắt giảm những chi phí không cần thiết như: Dừng và tạm hoãn xây dựng cơ bản, trang thiết bị mới; khuyến khích các DN sử dụng rừng trồng trong nước để thay thế gỗ nhập khẩu; tiết kiệm nguyên liệu gỗ bằng việc sử dụng công nghệ tiên tiến; tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành…

Năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt gần 2,6 tỉ USD, năm 2010 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,4 tỉ USD và năm 2011 thì các DN gỗ đang gặp không ít khó khăn. Việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính Phủ không chỉ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô mà nếu các DN quán triệt tốt Nghị quyết này còn có thể tháo gỡ được khó khăn cho chính DN của mình.

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục