Bí đao được chất đống trên đường xã Thanh Nông nhưng không có người mua

Bí đao được chất đống trên đường xã Thanh Nông nhưng không có người mua

(HBĐT) - Hàng chục hộ gia đình trồng bí đao ở xã Thanh Nông (Lạc Thủy) đang khốn đốn vì giá bí đao rẻ như bèo trong hơn nửa tháng qua. Người nông dân khẳng định: “ Chưa năm nào tình trạng được mùa, mất giá lại diễn ở đây”.

 

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong những năm qua, người nông dân xã Thanh Nông đã mạnh dạn chuyển nhiều diện tích đất khô cằn, đất cấy lúa 1 vụ sang trồng các loại cây hoa màu khác có giá trị hơn như bí đao, dưa hấu, dưa bở… Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, không ít nông dân sản xuất trên vùng đất này lâm vào cảnh được mùa, mất giá diễn ra thường xuyên. Đặc biệt, tình trạng rớt giá bí đao trong thời gian qua đã làm cho hàng chục hộ nông dân lâm vào cảnh dở khóc, dở cười.

 

Dọc theo con đường vào các thôn Vai, Đồi, Quyết Tiến, có thể dể dàng bắt gặp hình ảnh cả tấn bí đao chất đống đầy đường chờ… thối nhưng  không có người hỏi mua. Anh Bùi Văn Đồng, người trồng hơn 2 ha bí ở thôn Vai ngao ngán: Gia đình tôi đang lao đao vì bí. Hồi đầu vụ, tôi bán được hơn 5 tấn bí với giá hơn 4.000 đồng/kg, những tưởng sẽ được một mùa bí bội thu, ai ngờ hàng chục tấn bí còn ngoài vườn, đến giờ không có ai hỏi mua mặc dù bí đã già và giá chỉ có 800 đồng/kg. Không được may mắn như anh Đồng, chị Bùi Thị Thủy, thôn Đồi đang đau đầu lâm vào cảnh nợ nần vì hơn hai chục tấn bí đã cắt chất đống ở đường nhưng chưa bán được. Chị Thủy nói như khóc khi nhìn vườn bí đao trĩu quả của mình. Mới đầu vụ thương lái còn mua với giá 8.000 - 10.000 đồng/kg, một thời gian sau, bí giảm dần đến 4.000 đồng/kg rồi đến 1.000 đồng/kg với yêu cầu là là bí phải thu hoạch, đưa lên đường, đóng bao cẩn thận nhưng bây giờ có đưa đến tận nơi họ cũng chẳng muốn mua. Anh Nguyễn Văn Tới, thôn Quyết Tiến cũng đang khẩn trương thu hàng chục tấn bí để… đưa vào nhà vì bí đã già, trời đã bắt đầu có nhiều mưa nên không thể để bí ngoài đồng được nữa.

 

Để có thể trồng bí đao, người dân phải thuê đất với giá cả trăm ngàn/sào vụ, chi phí để người dân bỏ vào một sào đất trồng bí không phải là nhỏ thế nhưng hiệu quả thì ngược lại với mong muốn của người dân. Theo nhẩm tính của anh Bùi Văn Đồng, để đầu tư cho 1 sào bí đao phải mất hơn 2 triệu đồng, đó là chưa kể tiền thuê đất, tiền điện bơm nước… Nếu gia đình nào trồng sớm hơn so với thời vụ và gặp dịp đầu mùa còn được, nhưng càng về sau, người trồng bí càng dễ trúng… nợ, nhất là khi giá nông sản trở nên bấp bênh như bây giờ.

 

Ông Bùi Xuân Trường, Chủ tịch Hội nông dân xã Thanh Nông cho hay: Vài năm lại đây, việc chuyển cơ cấu cây trồng - vật nuôi được bà con trong xã thực hiện mạnh mẽ, tuy nhiên, hiệu quả kinh tế thì không phải lúc nào cũng được như mong đợi. Một phần cũng do tâm lý, xu thế của người dân khi thấy thị trường cần gì thì nuôi, trồng cây, con ấy, trong khi các loại cây màu có giá trị kinh tế ổn định như ngô, mía, bà con lại chưa chú trọng. Đơn giản như vài năm về trước, khi nghe tin thị trường Trung Quốc mua nhiều cây thanh hao, bà con ồ ạt trồng nhưng cuối cùng chỉ nhổ đi và đốt. Lại nghe thị trường tiêu thụ ớt ngọt mạnh, người dân lại trồng ớt ngọt nhưng ớt ngọt cũng không có được hiệu quả kinh tế như mong muốn. Trong vài năm lại đây, diện tích trồng bí đao không ngừng tăng lên, vụ bí năm nay, toàn xã trồng hơn 30 ha, trồng nhiều nhất là thôn Đồi với 25 ha, còn lại là thôn Vai, Vôi và Quyết Tiến. Nhưng năm nay, cảnh được mùa, mất giá diễn ra, đặc biệt là về cuối vụ đã khiến nhiều người phải lâm vào cảnh nợ nần.

 

 

                                                                    Thanh Tuyền

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục