Cho rằng nhập khẩu xe hơi tiêu tốn tới 1 tỷ đôla mỗi năm lại chỉ phục vụ lượng nhỏ người tiêu dùng, Bộ trưởng Công thương - Vũ Huy Hoàng cho rằng việc "siết" ôtô ngoại là cần thiết và nhiều nước khác đã áp dụng.

 

Tại buổi giao ban trực tuyến 6/6, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay, mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu 30.000 ôtô, loại dưới 9 chỗ ngồi. "70 triệu nông dân của Việt Nam không mua xe này", ông Hoàng nói.

Thị trường Việt Nam từng diễn ra cuộc chạy đua nhập xe siêu sang. Ảnh: roadandtrack.

Theo người đứng đầu ngành Công thương, hiện nay, hạ tầng giao thông của Việt Nam còn nhiều bất cập. Trong khi đó, việc ôtô nhập khẩu về thị trường nhiều lại không rõ nguồn gốc, xuất xứ, dẫn đến tai nạn giao thông ngày một tăng cao. Do vậy, việc áp dụng một số thủ tục nhập khẩu là cách tốt nhất để bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời chống gian lận thương mại, đảm bảo ổn định vĩ mô, an sinh xã hội.

"Trên thế giới nhiều nước đã áp dụng hạn chế nhập khẩu. Quy định này mang tính chất bắt buộc pháp lý, trong khi Việt Nam đến giờ mới áp dụng", ông Hoàng nhấn mạnh.

Ý kiến của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đưa ra tại cuộc họp giao ban một lần nữa khẳng định thái độ không nhân nhượng đối với xe nhập khẩu. Thậm chí, bổ sung thêm cho quan điểm của Bộ trưởng Hoàng, Vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu, Bộ Công thương - Phan Văn Chinh còn viện thêm thông tin về tính "bát nháo" của thị trường xe nhập khẩu.

Ông Chinh cho hay, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/5, cả nước đã nhập khẩu 18.000 xe, loại dưới 9 chỗ ngồi. Trong đó, có tới 200 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu. Như vậy, tính trung bình một tháng, mỗi doanh nghiệp nhập chưa đầy 20 chiếc.

Theo quy định tại thông tư số 20, các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô mới nguyên chiếc về thị trường phải có giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, phân phối của chính hãng sản xuất hoặc hợp đồng đại lý chính hãng. Giấy ủy quyền này phải do cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài chứng nhận. Các loại giấy tờ này theo các nhà nhập khẩu xe hơi nhận định là không thể có được. Nếu có thì thủ tục xin cấp cũng nhiêu khê và cực kỳ khó.

Do vậy, hồi tuần trước có ít nhất 100 doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi không chính hãng đã gửi văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng vì lo ngại chính sách này sẽ khiến khoảng 1.700 doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản.

Các doanh nghiệp cho rằng việc ban hành thông tư 20 là phù hợp với thực tế nhằm thiết lập lại thị trường, dẹp bớt các salon xe hơi nhỏ lẻ gây nhiễu về chất lượng và giá. Tuy nhiên, Bộ Công thương cần có lộ trình thực hiện để tránh gây cú sốc mạnh, đẩy đại bộ phận doanh nghiệp vào tình thế khó khăn.

Trong đơn kiến nghị gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp cũng bày tỏ lo ngại chuyện "đi đêm" giữa các doanh nghiệp để mua giấy phép nhập khẩu. Khi chuyện mua - bán hạn ngạch nhập khẩu xảy ra, doanh nghiệp phát sinh thêm chi phí thì hậu quả hơn ai hết sẽ là người tiêu dùng. "Như vậy, mục tiêu kiềm chế lạm phát và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Thông tư 20 đều không đạt được", văn bản kiến nghị nêu rõ.

Theo các doanh nghiệp nếu thông tư 20 được áp dụng, sẽ có các biến động lớn liên quan đến ôtô nhập khẩu như: Khách hàng không còn quyền lựa chọn nhà nhập khẩu thứ hai với cùng một mẫu xe; sẽ có nhiều mẫu xe khách hàng muốn mua cũng không có bởi các liên doanh chỉ nhập một số mẫu xe nhất định.

Thêm vào đó rất có thể các nhà nhập khẩu sẽ nhập các model lỗi mốt, không bán được ở các nước khác về cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam với giá cao... “Có rất nhiều nguy cơ để ôtô nhập khẩu có thể bị làm giá, tăng giá: Do khan hiếm hàng, do độc quyền ... và tất nhiên là “gánh nặng” đó cuối cùng sẽ đổ vào người tiêu dùng", doanh nghiệp kiến nghị thêm.

 

                                                                             Theo VnExpress

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục