Giống lúc thuần BC15 phù hợp với đồng đất xã Vĩnh Tiến ( Kim Bôi) cho năng suất bình quân 70 tạ/ha.

Giống lúc thuần BC15 phù hợp với đồng đất xã Vĩnh Tiến ( Kim Bôi) cho năng suất bình quân 70 tạ/ha.

(HBĐT) - Năng suất của giống lúa thuần nếu đạt ngưỡng vẫn tương đương lúa lai. Với quy trình sản xuất đơn giản, phù hợp với trình độ thâm canh của số đông nông dân trên địa bàn tỉnh, nếu giống thuần được thâm canh tốt, người dân sẽ thu lãi cao hơn. Tuy nhiên, thực tế người dân vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng của giống lúa thuần.

 

Theo ông Đỗ Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm giống cây trồng tỉnh, sử dụng giống lúa lai tiến bộ là thành công của tỉnh (dù rằng trong quá trình đưa giống hoặc gieo mạ có thể có một vài sơ suất nào đó). Ưu điểm nổi trội là năng suất tốt nhưng phải thâm canh cao. Chỉ có điều là người dân vẫn chưa thực sự chú trọng tới chất lượng của gạo sản xuất ra mà vẫn chú tâm vào số lượng là chính. Quy trình sản xuất lúa lai cũng đòi hỏi những điều kiện khắt khe hơn lúa thuần.

 

Thực tế trong sản xuất đã cho thấy giống lúa lai là giống lúa của “người giàu” vì tỷ suất đầu tư là tương đối lớn nhưng nếu đầu tư không tới tầm năng suất cũng không thể đạt được ngưỡng. Vì thế, tỉnh ta trong nhiều năm qua năng suất lúa lai bình quân cũng chỉ trên dưới 50 tạ/ha. Tỉnh có sản lượng lúa cao nhưng chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, lúa hàng hóa khó cạnh tranh. Trong khi đó, giống lúa thuần là giống lúa tỷ suất đầu tư ban đầu thấp hơn lúa lai, dễ chăm sóc hơn mà năng suất lại tương đương, chất lượng gạo cũng ngon hơn nhiều, trên thị trường có giá trị hàng hóa cao. Do vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của lúa thuần vì năng suất của giống này nếu đạt ngưỡng vẫn tương đương lúa lai trong khi quy trình sản xuất lại dễ hơn. Nếu giống thuần được sản xuất rộng rãi, người dân sẽ thu lãi cao hơn và đặc biệt là quy trình sản xuất đơn giản nên phù hợp với trình độ thâm canh của số đông bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.

 

Trong sản xuất vụ mùa, đa số người dân vẫn dùng lúa thịt của vụ trước làm giống cho vụ sau. Việc sử dụng lúa thịt làm lúa ăn và lúa giống sẽ khiến lúa pha tạp, chín không đều. Lúa sử dụng nhiều vụ sẽ sinh nhiều tầng, dễ nhiễm sâu bệnh và dẫn đến làm giảm năng suất, chất lượng lúa. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, sử dụng giống lúa cấp xác nhận có chất lượng tốt sẽ làm tăng năng suất lúa từ 8-10%. Vì thế, việc tăng cường sản xuất, sử dụng giống lúa xác nhận chất lượng cao về lâu dài là nhu cầu để tăng năng suất, chất lượng lúa gạo và hạ giá thành sản xuất. Trong năm 2010, Trung tâm đã phối hợp với các công ty khảo nghiệm các giống lúa, ngô, qua đó đã chọn lọc được 41 giống lúa thuần có triển vọng như: MĐ25, MĐ1, Đài Bắc 13, TBR36…Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục duy trì, mở rộng vùng sản xuất giống lúa nhân dân tại các địa phương như Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn bằng việc lồng ghép các chương trình khuyến nông, Chương trình 135 tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đưa các giống lúa thuần chất lượng cao vào sản xuất như: TBR1, BC15, HT6…Bà con nông dân đã tự tổ chức sản xuất và chủ động được nguồn giống tại chỗ cho các vụ tiếp theo, bình quân sản xuất được 200 tấn giống lúa thuần/năm.

 

Đưa giống thuần vào sản xuất, nhất là trong vụ mùa là điều phù hợp để người dân dễ làm, năng suất cao, chất lượng gạo ngon và trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế lớn. Muốn vậy, trước tiên phải chủ động nhân được giống lúa thuần sau phục tráng. Quan trọng hơn cả dù sản xuất bằng giống lai hay giống thuần, người dân cũng cần phải phát huy hết trình độ thâm canh mới đạt được năng suất cao nhất có thể./.

 

 

                                            Đinh Thắng

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục