Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh vừa ký kết Thỏa thuận nguyên tắc về việc chuyển giao 2 dự án Nhà máy đóng tàu Thịnh Long I và II cho Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin cũng như Kế hoạch tái cơ cấu toàn diện Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh.
Theo thỏa thuận trên, để tiếp tục triển khai sớm và hiệu quả các dự án của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh trên địa bàn tỉnh Nam Định, Tập đoàn Vinashin sẽ tiếp nhận 2 dự án: Dự án Nhà máy đóng tàu Thịnh Long I (gồm Dự án Nhà máy đóng tàu Thịnh Long cơ sở I và Dự án nâng cao năng lực sản xuất đóng tàu Thịnh Long) đặt tại Thịnh Long (huyện Hải Hậu) và Dự án xây dựng Nhà máy đóng tàu Thịnh Long cơ sở 2 đặt tại Nghĩa Phong (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định).
Tập đoàn Vinashin cũng sẽ tiếp nhận 4 tàu đang đóng dở tại 2 nhà máy trên, gồm: 2 tàu 12.500 DWT, 1 tàu 5.300 DWT và 1 tàu 4.300 DWT. Giá trị quyết toán sẽ được xác định thông qua đơn vị kiểm toán độc lập và có đủ năng lực.
Nguồn vốn thanh toán các dự án nói trên đến từ việc bù trừ công nợ giữa Hoàng Anh và các đơn vị trong Tập đoàn Vinashin.
Tập đoàn Vinashin sẽ tiếp nhận và thực hiện quyền quản lý điều hành các dự án ngay sau khi ký kết Thỏa thuận nguyên tắc để nghiên cứu khảo sát, lập phương án hoàn thiện, nâng cấp và đầu tư thực hiện, không chờ đến sau khi ký hợp đồng chuyển giao. Việc thực hiện tiếp các dự án sẽ diễn ra đồng thời với việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy hoạt động của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh để đảm bảo cho đầu tư của Vinashin tại Nam Định được triển khai sớm và hiệu quả./.
Theo ND
Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.
(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.
(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh.
Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.