Bộ Tài chính cho biết ngoài số kinh phí thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm năm 2009-2010, năm 2011, ngân sách Trung ương đã bố trí 1.600 tỷ đồng kinh phí để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trong quá trình phân bổ vốn, những địa phương khó khăn và địa phương làm tốt sẽ được ưu tiên.

Theo Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, do là chương trình mới nên trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, như công tác quy hoạch, lập đề án xây dựng nông thôn mới còn chậm; công tác rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí còn lúng túng; đa số người dân và một bộ phận cán bộ chưa hiểu đầy đủ về xây dựng nông thôn mới; năng lực, trình độ cán bộ còn hạn chế…

Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương hoàn thiện Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở các cấp tỉnh, huyện, xã để vận hành chương trình hiệu quả nhất, tăng cường công tác tuyên truyền cả về bề rộng và chiều sâu, hướng dẫn các địa phương đánh giá theo 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới…

Đồng thời, trong quá trình triển khai gặp khó khăn vướng mắc, Ủy ban Nhân dân tỉnh phải có văn bản báo cáo cụ thể để Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể cho tỉnh cũng như để các địa phương khác thực hiện.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hồ Xuân Hùng nhấn mạnh để chương trình đạt hiệu quả cao nhất, các địa phương không chỉ trông chờ sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương mà phải chủ động bố trí cân đối ngân sách địa phương, chủ động lồng ghép chương trình, dự án trên địa bàn cùng với vốn trung ương thực hiện có hiệu quả mục tiêu Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới./.

 

                                                                          Theo TTXVN

Các tin khác


Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Khơi thông nguồn vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng

(HBĐT) - Xác định nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua, ngành ngân hàng tỉnh đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng KT-XH ở mức hợp lý.

Hiện đại hóa công tác đánh giá người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý, sử dụng hóa đơn

(HBĐT) - Nhằm góp phần hiện đại hóa công tác đánh giá người nộp thuế (NNT), nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT, vừa qua, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 18/QĐ-TCT về quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục