Diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, manh mún đang tạo áp lực lớn đến cuộc sống của một bộ phận nông dân. Ảnh: Yến Ngọc

Diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, manh mún đang tạo áp lực lớn đến cuộc sống của một bộ phận nông dân. Ảnh: Yến Ngọc

Kết quả điều tra cho thấy, bình quân có 6% (cao nhất tới 18,4%) số hộ nông dân ở nông thôn không hề có mảnh đất nông nghiệp nào và 14% số hộ đang phải thuê đất để sản xuất. Không có tư liệu sản xuất khiến chênh lệch thu nhập của nông dân đang ngày càng giãn rộng, kéo theo chất lượng sống của nhiều hộ nông dân đang suy giảm, an ninh lương thực bị đe dọa.

 

Đây được xem như một nguy cơ vì khi phải làm nhiều việc, người nông dân mất đi cơ hội tăng quy mô, kỹ năng để sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, lợi nhuận...

Đe dọa an ninh lương thực

Kết quả điều tra hộ nông thôn tại 12 tỉnh và thành phố (Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Quảng Nam, Long An và TP Hà Nội) vừa được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD), Viện Khoa học lao động xã hội (ILLSA) và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen (Đan Mạch) cho thấy, bình quân có 6% số hộ không có đất nông nghiệp sản xuất, thậm chí có tỉnh tỷ lệ nông dân không có đất canh tác rất cao như Long An (gần 9,4%), Đắc Lắc (9%), Khánh Hòa (18,4%)… 13-14% số hộ phải đi thuê đất sản xuất, khoảng 21% hộ tham gia mua bán quyền sử dụng đất. Trong 2 năm qua, có 14% số hộ được điều tra mất đất sản xuất, chủ yếu là hình thức cho, tặng chiếm 49%, bị thu hồi 29%, bán đất 12%. Việc bán đất tại các tỉnh phía nam diễn ra phổ biến hơn phía bắc, trong khi bị thu hồi đất thì ngược lại. Tại các địa phương ven đô của Hà Nội 3 năm gần đây đã có tới 30-35% đất nông nghiệp thuộc quyền sử dụng của nông dân đã bị thu hồi, phần lớn dành cho các mục đích phát triển khu công nghiệp, đô thị.

Điều đáng lo ngại, đất thu hồi chủ yếu là diện tích "bờ xôi, ruộng mật" màu mỡ thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn 2000-2009, diện tích đất nông nghiệp của 12 tỉnh giảm bình quân 18.000ha/năm. Giáo sư Finn Tarp, Đại học Tổng hợp Copenhagen (Đan Mạch) cho rằng, diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam đang giảm đi và không đủ giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn. Điều này có nguy cơ làm cho sản lượng nông nghiệp thiếu hụt và đẩy số người di cư từ nông thôn ra thành thị, gây ra nhiều sức ép lớn cho xã hội.

Theo báo cáo mới đây của Bộ NN&PTNT, hiện cả nước chỉ có hơn 9 triệu hécta đất nông nghiệp, trong đó khoảng 4 triệu hécta đất trồng lúa, tuy nhiên diện tích này đang giảm một cách nhanh chóng. Trung bình mỗi năm, nông dân dành 74.000ha đất nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp. Tốc độ mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu hiện nay là 1%. Riêng năm 2010, diện tích đất lúa trên toàn quốc đã giảm gần 379 nghìn hécta, giảm nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh 3.045ha, Tây Ninh 2.764ha, Long An 2.697ha, Tiền Giang 1.875ha, Bến Tre 1.725ha, Hải Dương 1.642ha, thành phố Hà Nội 1.067ha, Hưng Yên 943ha… Các chuyên gia trong và ngoài nước đều cho rằng, với đà này và tốc độ gia tăng dân số, đến năm 2020, Việt Nam chỉ còn bảo đảm nhu cầu lương thực trong nước, chứ không có khả năng xuất khẩu.

Hạn chế chuyển đổi mục đích đất lúa

Để giữ được diện tích lúa, nhiều tỉnh, thành đã có hình thức hạn chế đối với sử dụng đất, phổ biến là buộc người nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, việc quy hoạch và thực hiện của chính quyền địa phương ngày càng bị buông lỏng. Ông Lương Đức Khải, Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn (CIEM) cho rằng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do chuyển đổi mục đích đã tác động lớn đến đời sống kinh tế của nông dân. Bởi hiện nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu nông nghiệp của nước ta còn chậm hơn so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này tạo ra sức ép lớn đến giải quyết việc làm cho người nông dân. Do vậy, Nhà nước cần có các chính sách giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng hiệu quả lao động và đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ việc làm cho nông dân. Theo ông Lương Đức Khải, nông dân là người chịu thiệt thòi nhiều nhất trong quá trình thu hồi đất. Người dân không có con đường nào khác ngoài sản xuất nông nghiệp mà tư liệu sản xuất phải có là đất. Việc mất dần đất nông nghiệp sẽ đẩy cuộc sống người nông dân vào khó khăn.

Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo những nguy cơ khi các dự án triển khai đang làm giảm dần diện tích đất nông nghiệp. Đáng quan ngại là đa phần diện tích này đều rơi vào những dự án... "treo". Do đó, các địa phương không được chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa sang mục đích khác, hoặc các dự án có ảnh hưởng đến khu vực đất sản xuất nông nghiệp liền kề, phải có các giải pháp sử dụng đất tiết kiệm và bảo đảm tính khả thi, an toàn cho sản xuất nông nghiệp. Một khi đất trồng lúa bị thu hẹp, kỹ thuật thâm canh lúa nước không còn đáp ứng được nhu cầu, chắc chắn thế hệ mai sau của Việt Nam sẽ bị tổn thương, để lại những hậu quả mà những biểu hiện dễ thấy là nông dân thiếu ruộng, thiếu việc làm.

 

                                              Theo HaNoiMoi
 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục