Trồng mướp hương mang lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Nguyễn Xuân Trúc, xóm Tân Lập 2

Trồng mướp hương mang lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Nguyễn Xuân Trúc, xóm Tân Lập 2

(HBĐT) - Với kỹ thuật chăm sóc không đòi hỏi khắt khe, cây bền, sai quả, giá cả và đầu ra ổn định, mô hình trồng mướp hương đã, đang được nông dân các xóm Tân Lập 1, Tân Lập 2, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) nhân rộng với diện tích tập trung trên đất ruộng lên tới 4,5 ha.

 

Vụ mướp này, gia đình anh Nguyễn Xuân Trúc ở xóm Tân Lập 2 trồng gần 3.000 m2 mướp hương. Trồng từ tháng 12/2010, tháng 3 vừa rồi, anh bước vào mùa thu quả. Anh Trúc cho biết: Chỉ mất khoảng 80 – 100 ngày trồng, chăm sóc nhưng lại có thể tận thu loại quả này liên tục từ 6 - 8 tháng/năm. Thường thì đến tháng 8, tháng 9 hàng năm, mướp mới hết cho thu hoạch, bà con nông dân lại dọn vườn, dựng lại cây que chuẩn bị cho vụ trồng mướp kế tiếp. Anh Trúc phấn khởi: Ngày đầu vụ, anh thu từ 20 – 50 kg, giá bán buôn 20.000 đồng/kg. Mấy tháng qua, hầu như ngày nào gia đình anh cũng được thu quả, mỗi lần thu từ 70 – 100 kg quả/ngày, ngày cao điểm thu tới 170 kg, giá bán buôn bình quân 10.000 – 12.000 đồng/kg. Có dạo thị trường khan hiếm rau xanh, quả được giá, mướp mua tại vườn với giá 25.000 đồng/kg.

 

Cùng với anh Nguyễn Xuân Trúc, nhiều nông dân năng động khác như các ông: Đào Ngọc Hợi, Trần Duy Trinh ở xóm Tân Lập 1, Phạm Quốc Hùng, Trần Văn Đích, Nguyễn Giám Phái, Đào Xuân Mạnh ở xóm Tân Lập 2 đã mạnh dạn nhận thầu diện tích đất 5% của xã để trồng mướp. Nhờ vậy, cánh đồng màu Tân Lập ngày càng được mở mang, gần như quanh năm xanh màu xanh của lá, thơm ngát mùi mướp hương. Ông Thiều Quyết Thắng – Trưởng xóm Tân Lập 2 cho biết: Ban đầu, số hộ, diện tích trồng mướp hương chỉ lẻ tẻ, tự phát. Được cấp ủy, chính quyền ủng hộ, tạo điều kiện, đồng thời nhận thấy hiệu quả của giống cây này nên các hộ trồng mướp ngày càng nhiều, hộ nọ chia sẻ kinh nghiệm, cách làm cho hộ kia, cùng giúp nhau phát triển kinh tế. Đến nay đã có gần 30 hộ của cả 2 xóm phát triển mô hình trồng mướp hương với diện tích thấp nhất 500 m2, nhiều nhất 3.000 m2 /hộ.

 

Theo ông Đào Ngọc Hợi, xóm Tân Lập 1, bà con ở các xóm thường chọn giống mướp hương được người tiêu dùng ưa chuộng để trồng. Để mướp sai quả, thu hoạch lâu, các hộ tuân thủ tốt quy trình trồng, chăm sóc, đầu tư làm giàn bằng nguyên giang, lành hanh hoặc lưới thép để mướp leo. Quá trình cây sinh trưởng, phát triển, nông hộ sử dụng phân bón với tỷ lệ nhất định, chủ yếu là khâu chăm sóc, tỉa bớt lá già, lá úa, lá bệnh, tạo thoáng mát cho giàn, hạn chế sâu bệnh hại. Khi mướp cho quả, bà con lưu ý nương quả , thả thõng xuống để quả thẳng, đẹp, tránh bị cong queo.

 

Thời điểm thu hoạch rộ, giá mướp trên thị trường vẫn giữ ổn định ở mức từ 10.000 – 12.000 đồng/kg. Không ít hộ gia đình thu hàng chục tấn quả/vụ trồng. Trừ chi phí, bình quân mỗi hộ trồng mướp hương nơi đây có thu nhập từ 50 – 100 triệu đồng/vụ. Mang lại giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thành phố Hòa Bình và các huyện lân cận lớn, người trồng mướp hương ở  xóm Tân Lập lạc quan nắm bắt cơ hội làm giàu trên đồng đất quê hương.

 

                                                               

                                                                      Bùi Minh

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục