Rủi ro từ việc DN vay USD để bán cho NH lấy tiền đồng sẽ là nhãn tiền thì rủi ro cho NH là rất ít, thậm chí là không có. Nếu nhìn xa hơn, việc dư nợ ngoại tệ tiếp tục không được kiểm soát thì sẽ dẫn đến mất cân đối cung cầu ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

 

Theo Báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng cho vay VND tăng 2,72%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng tới 22,21% (gấp 9 lần). Đáng nói hơn, trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ trong tháng 5 và tháng 6 giảm trên dưới 5,88% so với trước đó thì dư nợ tín dụng ngoại tệ của hai tháng này lại tăng 23,31% so với cuối năm 2010.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối trên chủ yếu là do chênh lệch lãi suất cho vay giữa VND và USD hiện nay lên tới 12-15%/năm nên các doanh nghiệp (DN) đã và đang đổ xô đi vay USD để hưởng lợi. Cùng với đó là kẽ hở trong quy định về cho vay ngoại tệ của Thông tư 07 đang được các ngân hàng Thương mại (NHTM) "lách" để thu về "lợi đơn, lợi kép".

"Đi đêm" với cả DN lẫn khách hàng, NH hưởng "lợi đơn, lợi kép"

Mặc dù theo quy định của NHNN, lãi suất huy động USD tối đa được áp dụng cho các tổ chức là 0,5% và cá nhân là 2%. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, với các khoản tiết kiệm có giá trị từ khoảng 10.000 USD trở lên, khách hàng hoàn toàn có thể "mặc cả" lãi suất với NH. Trong đó, với số tiền từ 10.000 đến 50.000 USD, khách hàng có thể đề nghị với NH mức lãi suất từ 2,5-3%/năm; số tiền từ 50.000 USD trở lên, lãi suất huy động có thể vượt quá 4%/năm, cao gấp đôi so với quy định của NHNN.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, sở dĩ các NH sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất huy động USD cao gấp đôi so với quy định là vì DN đang đổ xô vay vốn bằng USD do lãi suất cho vay bằng VND trên thị trường hiện nay đang nằm ở mức 19-22%/năm, trong khi đó, lãi suất cho vay USD được các NH áp dụng vào khoảng 7-8%/năm, chỉ bằng  hoặc hơn 1/3 so với lãi suất vay VND.

Theo tìm hiểu của PV Báo CAND, dù Thông tư số 07/2011/TT-NHNN quy định chỉ cho vay ngoại tệ với khách hàng là DN xuất khẩu và DN nhập khẩu có nguồn thu ngoại tệ. Tuy nhiên, trên thực tế thì diện DN vay USD đang được các NH "nới rộng". Bằng chứng là nhiều DN  được các NH "hợp thức hóa" các giấy tờ, thủ tục cần thiết để cho vào diện được vay vốn bằng USD. Điều này cũng đã được chính các DN và nhân viên tín dụng của các NH thừa nhận.

Kinh tế khó khăn nhưng các NHTM vẫn mang về lợi nhuận hàng ngàn tỷ trong 6 tháng đầu năm 2011.

Nguyên nhân sâu xa của việc "bắt tay" này đã đem lại cả lợi ích cho cả NH lẫn DN, bởi lẽ trong điều kiện chênh lệch lãi suất cho vay giữa VND và USD cao như hiện nay, chuyện DN vay USD rồi bán lại cho NH lấy tiền đồng để được lợi là điều dễ hiểu. Tương tự, trong bối cảnh nguồn vốn VND đang khan hiếm, lãi suất lại cao, trong khi đó nguồn cung USD trên thị trường lại đang khá dồi dào, nên NH cũng "chẳng dại gì" mà không cho DN vay khi họ có nhu cầu.

Đó là chưa muốn nói, với việc lãi suất huy động USD chỉ khoảng 0,5-2%/năm (cá biệt có thể lên tới 4% với khách hàng vip), trong khi đó, lãi suất mà các NH cho DN vay là 7-8%, thậm chí có thể lên tới 10%/năm thì các NH đã thu được mức lợi nhuận chênh lệch là rất lớn (từ 4-8%), cao hơn cả lợi nhuận chênh lệch từ việc cho vay bằng VND. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phương thức huy động vốn "giá thấp" từ cộng đồng dân cư rồi cho DN vay lại với "giá cao" lại một lần nữa được phát huy tác dụng, giúp NH hưởng cả "lợi đơn lẫn lợi kép". 

Dư nợ ngoại tệ tăng sẽ gia tăng sức ép lên tỷ giá

Trao đổi với PV Báo CAND, TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu và Phát triển KT-XH Hà Nội cho rằng: Mặc dù trên thực tế việc NH và một số DN không thuộc diện được vay vốn bằng USD "bắt tay" nhau đều mang về lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên, nếu như rủi ro từ việc DN vay USD để bán cho NH lấy tiền đồng sẽ là nhãn tiền thì rủi ro cho NH là rất ít, thậm chí là không có.

Bởi lẽ trong trường hợp tỷ giá ổn định thì NH mua/bán USD cho khách hàng và hưởng chênh lệch tỷ giá theo biên độ cho phép một cách bình thường. Trong trường hợp nguồn cung USD căng thẳng, NH lại có thể làm trung gian môi giới cho DN mua/bán USD thỏa thuận với nhau để hưởng hoa hồng. Còn trong trường hợp tỷ giá thị trường tự do thấp hơn tỷ giá niêm yết tại NH thì DN cũng không được phép mang USD bên ngoài vào nộp trả nợ mà phải mua USD của NH với giá cao hơn…

Cũng theo TS. Nguyễn Minh Phong, nếu nhìn xa hơn, việc dư nợ ngoại tệ tiếp tục không được kiểm soát thì sẽ dẫn đến mất cân đối cung cầu ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Bởi lẽ khi đến kỳ trả nợ NH, DN không có nguồn thu USD sẽ phải mua ngoài thị trường, điều này chắc chắn sẽ tạo nên hiện tượng "sốt" USD ảo và hệ quả là tỷ giá ổn định được thiết lập từ đầu năm đến nay sẽ có nguy cơ bị phá vỡ... Thành quả chống đô la hóa nền kinh tế được đánh giá là khá thành công trong 6 tháng đầu năm theo đó cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Để có thể kiểm soát dư nợ ngoại tệ tại các NHTM, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa kiến nghị NHNN nên sửa Thông tư 07 theo hướng thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ theo hướng chỉ cho những DN xuất khẩu có khả năng tái tạo ngoại tệ vay.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Nguyễn Minh Phong cho biết thêm: Ngoài biện pháp trên, NHNN có thể sử dụng hai biện pháp khác. Đó là nâng dự trữ bắt buộc ngoại tệ của các NHTM từ 8% hiện nay lên 10%, thậm chí là 15% để các NH phải tăng chi phí đầu vào, từ đó buộc phải tăng lãi suất cho vay USD, giảm dần lợi thế của việc vay USD trong tương quan với việc vay VND. NHNN cũng cần phải có chế tài xử phạt thật mạnh, nghiêm túc những trường hợp NHTM vi phạm để lập lại trật tự trên thị trường; không thể cứ tiếp tục "nhằm mắt làm ngơ" để các NHTM phớt lờ quy định, vô tư "đi đêm" với cả khách hàng lẫn DN để thu về lợi nhuận, còn rủi ro thì nền kinh tế gánh.

 

                                                                           Theo Báo CAND

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục