(HBĐT) - Ông Đỗ Việt Triều, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Hòa Bình cho biết: Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 57 dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh. Trong đó có 28 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp, 21 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch - dịch vụ, 2 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 1 dự án trồng rừng và 1 dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái.

 

Trong tổng số 57 dự án thì có 50 dự án đầu tư trong nước và 7 dự án đầu tư nước ngoài. Việc thu hút đầu tư vào địa bàn trong những năm qua đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

 

Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần XXI, nhiệm kỳ 2010 - 2015, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã chủ động vận dụng sáng tạo, cụ thể hóa Nghị quyết vào quá trình phát triển KT-XH địa phương. Duy trì, đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất TTCN có tiềm năng. Đồng thời, thực hiện chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào địa bàn. Chủ động xây dựng, đề xuất cơ chế hấp dẫn để huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và các tổ chức KT-XH trên địa bàn tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là thu hút, tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp như KCN bờ trái sông Đà, Cụm công nghiệp Yên Mông, Chăm Mát. Trong đó, ưu tiên những doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh sử dụng công nghệ sạch, đảm bảo môi trường, giải quyết tạo việc làm cho lao động địa phương.

 

Ông Đỗ Việt Triều, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố cho biết thêm: Trên cơ sở Quyết định số 04 ngày 21/4/2011 của UBND tỉnh về ban hành Quy định quản lý và khuyến khích đầu tư tại tỉnh, UBND thành phố đã có chủ trương thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Để thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đầu tư vào địa bàn, UBND thành phố đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh  giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện nhanh thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Ngoài ra, thành phố cùng với doanh nghiệp triển khai thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, trong 5 năm qua, thành phố cũng đã quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước đồng bộ, có tính liên kết giữa các khu, cụm công nghiệp và liên kết vùng miền như đường Hữu Nghị, đường Trương Hán Siêu, Phùng Hưng...

 

Cùng với đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, theo định hướng phát triển KT-XH thành phố giai đoạn 2011 - 2020 sẽ tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển mạnh lĩnh vực thương mại, dịch vụ và chú trọng phát triển các loại hình kinh doanh cá thể. Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển sản xuất, thành phố cũng luôn chú trọng công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất sản xuất bằng việc mở các lớp dạy nghề TTCN, chăn nuôi.  

 

Có thể nói, với việc đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo sức bật cho thành phố một cách nhanh, mạnh, bền vững và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH cho các địa phương trong toàn tỉnh. Theo đó, dự tính đến năm 2015 cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với trên 50%. Thu nhập bình quân năm 2015 ước đạt khoảng 40 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đạt 100 triệu đồng/năm. Hàng năm giải quyết việc làm cho trên 2.500 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 40%. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) giảm còn dưới 2%...

                             

 

                                                                         Mạnh Hùng

Các tin khác


Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục