Đông đảo người dân trong huyện Mai Châu đã đến thăm quan, mua sắm trong những ngày diễn ra phiên chợ hàng Việt tại xã Xăm Khòe.

Đông đảo người dân trong huyện Mai Châu đã đến thăm quan, mua sắm trong những ngày diễn ra phiên chợ hàng Việt tại xã Xăm Khòe.

(HBĐT) - Phiên chợ Xăm Khòe đông vui, tấp nập hơn hẳn mọi khi, không khí phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” náo nức như trẩy hội. Xách theo lỉnh kỉnh các món đồ từ gian hàng thực phẩm, bà Hà Thị Phấn, xóm Khòe, xã Xăm Khòe (Mai Châu) ghé vào gian hóa mỹ phẩm chọn thêm bột giặt, nước rửa bát mang về. Bà Phấn cho biết: Nghe loa đài xóm thông báo từ mấy hôm trước, bà con trong xóm háo hức đợi đến ngày diễn ra phiên chợ hàng Việt. Từ 6 giờ sáng, tôi đã đến đây để thăm quan, mua sắm. ấn tượng nhất với tôi là được tiếp cận các sản phẩm Việt có chất lượng do những nhà SX, nhà phân phối trong tỉnh đem đến, giá cả hợp với mức thu nhập của người dân khu vực nông thôn.

 

Hòa cùng dòng người đổ về phiên chợ hàng Việt tại xã Phong Phú (Tân Lạc), anh Bùi Văn Lựng ở xóm Lồ thỏa sức ngắm nghía, xuýt xoa trước những sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Việt. Anh tâm sự: Từ trước đến nay mới có một lần phiên chợ diễn ra tại xã nên không thể bỏ qua cơ hội. Gian hàng mà anh quan tâm nhất tại phiên chợ là điện tử có trưng bày đủ loại hàng do DN trong nước sản xuất từ bóng đèn, quạt điện, phích nước Rạng Đông đến quạt điện 91 Thống Nhất. Kế đến là gian hàng gia dụng nồi, niêu, xoong, chảo bằng inox, đồ sứ Hải Dương, nhựa Song Long... Quá trình thăm quan các gian hàng, anh còn có cơ hội tìm hiểu, so sánh, từ đó đánh giá, phân biệt sản phẩm hàng thật, nguồn gốc rõ ràng với hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu lưu thông trên thị trường.

 

Không chỉ thu hút lượng lớn khách hàng đến thăm quan, mua sắm, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn được tổ chức vào trung tuần tháng 8 vừa qua tại 2 huyện Tân Lạc và Mai Châu đã tạo nên những chuyển biến trong nhận thức của người tiêu dùng nông thôn về hàng Việt. Thông qua vận động đã có 9 DN trong và ngoài tỉnh đăng ký tham gia chương trình, nổi bật là DN tư nhân Phương Sáng, Công ty CP thương mại Định Nhuận, Công ty TNHH một thành viên Phương Khương, Công ty CP Đầu tư Phát triển Anh Kỳ, Công ty CP Tập đoàn Ba Sao Hòa Bình... Các DN đã mang đến phiên chợ nhiều mặt hàng đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, chủ yếu là hàng tiêu dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.

 

Trong 4 ngày diễn ra phiên chợ, doanh thu bán hàng của các DN đạt 326 triệu đồng, thu hút 18.500 lượt người đến thăm quan, mua sắm. Nhiều DN tổ chức bán hàng tặng kèm sản phẩm, kết hợp chương trình khuyến mại. Hầu hết các DN phải tăng cường thêm nhiều hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân địa phương.

 

Ông Mai Châu Tuấn, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh khẳng định: Chương trình đã gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng nông thôn qua thu hút khách thăm quan, số lượng hàng hóa tiêu thụ và doanh thu của các DN tham gia. Đặc biệt là giúp cho người tiêu dùng nâng cao kiến thức, có sự phân biệt, lựa chọn đúng đắn khi tiếp cận sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Công tác tổ chức xây dựng kế hoạch, vận động DN, đa dạng hóa sản phẩm Việt Nam để quảng bá, giới thiệu, tuyên truyền và tăng cường phối hợp đảm bảo ANTT, phòng - chống cháy nổ, VSMT... cũng là điều kiện đảm bảo thành công của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn.

 

 

                                                                              Bùi Minh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Quang DuẩnNếu hình thành được chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ kiểm soát được giá cả tốt hơn - ảnh: D.Đ.Minh
Không có hình ảnh

"Không nên tăng xuất khẩu da giày đột biến vào EU"

Bà Nguyễn Thị Tòng, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cho biết, để xuất khẩu bền vững vào thị trường EU, doanh nghiệp da giày phải nắm được những quy định, diễn biến thị trường, tránh tăng trưởng đột biến khiến cho các nước EU hay nhất là những nước có ngành da giày phát triển thấy bất ổn.

Tập trung nguồn lực xây dựng thành phố Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững

(HBĐT) - Với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh, trải qua 125 năm xây dựng và phát triển, TP Hòa Bình luôn phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, đi đầu trong các phong trào đấu tranh chống xâm lược, xây dựng phát triển trong các giai đoạn, thời kỳ cách mạng.

Khơi thông vốn cho nhiều ngành

Việc giải phóng 15-20% tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng không chỉ tạo điều kiện cho chính các ngân hàng thực hiện định hướng giảm lãi suất cho vay ưu đãi, mà sức ép thắt chặt tín dụng đối với thị trường chứng khoán và BĐS cũng giảm đáng kể.

Hạn chế phương tiện cá nhân tại các thành phố lớn: Phải phá “cái khó” để lộ “cái khôn”

Đáng lẽ việc hạn chế phương tiện cá nhân, song song với phát triển phương tiện công cộng đã phải được làm từ nhiều năm trước thì hiện tại người dân Hà Nội và TPHCM không phải sống chung với ùn tắc giao thông như hiện nay. Vì vậy một việc làm khôn ngoan dù muộn vẫn phải nên làm ngay. Đừng để cái khó bó cái khôn.

Nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, từ hôm nay, 12/9, ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn bằng tiền đồng từ 17% - 19%/năm. Trong đó, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp tối thiểu là 17%, còn các đối tượng khác thấp nhất là 18%...

Lương Sơn tập trung đầu tư phát triển các loại hình chợ

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 7 chợ, gồm 2 chợ thành thị và 5 chợ nông thôn. Các chợ đều đã thu hút được các hộ vào kinh doanh, dịch vụ và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, mới chỉ có 5 xã, 1 thị trấn có chợ, còn lại 14 xã chưa có chợ thuộc vùng miền núi, nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục