Quang DuẩnNếu hình thành được chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ kiểm soát được giá cả tốt hơn - ảnh: D.Đ.Minh

Quang DuẩnNếu hình thành được chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ kiểm soát được giá cả tốt hơn - ảnh: D.Đ.Minh

Ngày 13.9, Bộ Công thương đã tổ chức hội nghị về tăng cường mối liên kết trong chuỗi cung ứng để góp phần bình ổn giá đối với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu.

Chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng đầu năm đã tăng 15,68%, trong đó nhóm hàng thực phẩm có mức tăng cao nhất. Theo Bộ Công thương, phần lớn do tác động của mặt hàng thực phẩm, trong đó rõ nhất là biến động của thịt heo, mặt hàng có tỷ trọng tiêu dùng lớn nhất trong nhóm hàng thực phẩm. Nguyên nhân do người chăn nuôi nhỏ lẻ, vốn chiếm đa số trong cơ cấu chăn nuôi, lo ngại dịch bệnh, giá thành sản xuất tăng cao nên đã giảm đàn, treo chuồng, vì vậy đã dẫn đến nguồn cung thiếu hụt.

Giá thịt lợn giảm 18%

Hôm qua 13.9, Cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Thanh Sơn cho biết, sau một thời gian tăng chóng mặt, giá thịt lợn và thịt gia cầm đã hạ nhiệt. Cụ thể, giá thịt lợn hơi xuất chuồng đã giảm 8% so với đầu tháng 9 và giảm tới 18% so với mức giá cao nhất hồi tháng 7 vừa qua. Giá thịt gia cầm giảm 10 - 13%, tùy từng loại. Giá thịt giảm đã khiến lượng thịt nhập khẩu giảm theo. Trong tháng 8 cả nước chỉ nhập 12 ngàn tấn thịt, ít hơn tháng trước đó 2 ngàn tấn.

Ông Nguyễn Lộc An - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) - phân tích: “Có thể thấy rằng nếu chúng ta có một chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu chăn nuôi, chế biến đến khâu phân phối sản phẩm ra thị trường một cách chặt chẽ thì nguồn cung sẽ luôn đảm bảo và thị trường đã không gặp phải những bất ổn như đã xảy ra”.

Chuyện liên kết từ nông trại đến bàn ăn đã được các nước trên thế giới thực hiện từ rất lâu, nhờ đó họ có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có thể kiểm soát được thị trường cũng như có thể truy xuất nguyên nhân các sự cố xảy ra trong chuỗi vận hành. Riêng tại VN, đề án này đã được bàn thảo nhiều song đến nay vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Một số doanh nghiệp có tiềm lực đã bắt đầu tự đầu tư thực hiện liên kết và đạt được một số kết quả khả quan.

Một trong những đơn vị chủ động tiên phong trong liên kết chuỗi sản xuất - tiêu thụ là Saigon Co.op (SGC) với mặt hàng rau, củ, quả. Năm 2010, SGC đã thực hiện ứng vốn cho các hợp tác xã nông nghiệp với số tiền 30 tỉ đồng và đầu tư cả dây chuyền sơ chế đóng gói rau an toàn. Năm 2011, số tiền đầu tư ứng vốn của SGC cho các hợp tác xã cũng đã tăng lên 35 tỉ đồng.

Ông Văn Đức Mười - TGĐ Công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) - bộc bạch: “Trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, chúng tôi đã tạo được mối liên kết giữa nhà máy và nhà nông và có được nhiều cái lợi rất lớn như chủ động được nguồn nguyên liệu, không phải ăn đong từng bữa, có thể giảm được chi phí đầu vào và kiểm soát được vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, nếu chỉ có một mình Vissan thì không đủ sức để đáp ứng nhu cầu thị trường. Do vậy cần phải huy động nguồn cung và nhà phân phối khác trên cả nước tham gia vào chuỗi cung ứng thì mới giải quyết căn cơ”.

Theo bà Lê Ngọc Đào - PGĐ Sở Công thương TP.HCM, từ chương trình bình ổn giá, TP.HCM đã xây dựng các đề án chiến lược phát triển chăn nuôi phục vụ bình ổn giá và xây dựng mô hình quản lý thực phẩm theo chuỗi, tạo liên kết vùng chăn nuôi đến năm 2015. Theo đó, TP.HCM sẽ lựa chọn các doanh nghiệp có năng lực và kinh nghiệm để khuyến khích, hỗ trợ hoạt động liên kết vùng, hình thành chuỗi cung ứng thực phẩm cho thành phố.

 

                                                                    Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ảnh minh họa. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
TPHB thu hút được nhiều dự án vốn đầu tư 100% nước ngoài, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. 
Trong ảnh: Một dây chuyền sản xuất tại Công ty thấu kính R  Việt Nam.

Khơi thông vốn cho nhiều ngành

Việc giải phóng 15-20% tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng không chỉ tạo điều kiện cho chính các ngân hàng thực hiện định hướng giảm lãi suất cho vay ưu đãi, mà sức ép thắt chặt tín dụng đối với thị trường chứng khoán và BĐS cũng giảm đáng kể.

Hạn chế phương tiện cá nhân tại các thành phố lớn: Phải phá “cái khó” để lộ “cái khôn”

Đáng lẽ việc hạn chế phương tiện cá nhân, song song với phát triển phương tiện công cộng đã phải được làm từ nhiều năm trước thì hiện tại người dân Hà Nội và TPHCM không phải sống chung với ùn tắc giao thông như hiện nay. Vì vậy một việc làm khôn ngoan dù muộn vẫn phải nên làm ngay. Đừng để cái khó bó cái khôn.

Nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, từ hôm nay, 12/9, ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn bằng tiền đồng từ 17% - 19%/năm. Trong đó, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp tối thiểu là 17%, còn các đối tượng khác thấp nhất là 18%...

Lương Sơn tập trung đầu tư phát triển các loại hình chợ

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 7 chợ, gồm 2 chợ thành thị và 5 chợ nông thôn. Các chợ đều đã thu hút được các hộ vào kinh doanh, dịch vụ và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, mới chỉ có 5 xã, 1 thị trấn có chợ, còn lại 14 xã chưa có chợ thuộc vùng miền núi, nông thôn.

Thắt chặt chi phí, giữ vững sản xuất

Nguồn vốn vay hạn hẹp, lãi suất cao, sản phẩm ế ẩm, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao... là nguyên nhân khiến các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gặp nhiều khó khăn. Không ít doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng, có doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản.

Giải pháp của FED có thể đẩy giá vàng tăng lên

Các nhà kinh tế Mỹ lại cảnh báo biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mới của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể đẩy giá vàng lên 2.300 USD/ounce.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục