Làn sóng giảm lãi suất cho vay tiếp tục lan rộng khi có thêm các ngân hàng thương mại thuộc nhà nước với tiềm lực nguồn vốn lớn công bố các chương trình tín dụng ưu đãi. Ảnh: Giang Huy

Làn sóng giảm lãi suất cho vay tiếp tục lan rộng khi có thêm các ngân hàng thương mại thuộc nhà nước với tiềm lực nguồn vốn lớn công bố các chương trình tín dụng ưu đãi. Ảnh: Giang Huy

Việc giải phóng 15-20% tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng không chỉ tạo điều kiện cho chính các ngân hàng thực hiện định hướng giảm lãi suất cho vay ưu đãi, mà sức ép thắt chặt tín dụng đối với thị trường chứng khoán và BĐS cũng giảm đáng kể.

Thêm tác động giảm lãi vay

Làn sóng” giảm lãi suất cho vay tiếp tục lan rộng khi có thêm các NHTM thuộc nhà nước với tiềm lực nguồn vốn lớn công bố các chương trình tín dụng ưu đãi. Ngay từ ngày đầu tuần mới (12.9), Agribank công bố sẽ áp dụng mặt bằng lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh mới không quá 19%/năm với biểu lãi suất cho vay ngắn hạn nằm trong khoảng từ 17% đến 19%/năm. Mức lãi suất cho vay tối thiểu 17%/năm sẽ được NH này áp dụng cho các hộ sản xuất nông, lâm, ngư và diêm nghiệp trong lúc các đối tượng kinh doanh khác được vay với lãi suất thấp nhất 18%/năm.

Các khoản vay trung và dài hạn sẽ có lãi suất cho vay cao hơn mức trên 1,5% mỗi năm. Riêng với các khách hàng xuất khẩu có bán ngoại tệ cho NHNN, mức lãi suất cho vay sẽ được Agribank ấn định trên cơ sở tình hình lãi suất thị trường, lợi của NH về huy động, dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ và khả năng tài chính, và có thể chạm đến mức thấp nhất 16,5%/năm.

Cùng với Agribank, cũng có thông tin về việc Habubank chủ trương cho vay hỗ trợ tiểu thương và hộ kinh doanh cá thể với mức lãi suất ưu đãi giảm khoảng 3% nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chính sách này theo Giám đốc Khối dịch vụ NH cá nhân Habubank – bà Phạm Thị Lan Anh - nằm trong lộ trình thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay theo định hướng giảm lãi suất của NHNN.

Như vậy đến nay ít nhất có 13 NHTM công bố các chương trình cho vay ưu đãi đối với các nhóm ưu tiên gồm sản xuất kinh doanh, nông nghiệp – nông thôn và xuất khẩu. Trong lúc đó, mặt bằng lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực phi sản xuất, như tiêu dùng và chứng khoán dường như vẫn đóng băng với mức lãi suất thấp nhất theo ghi nhận trên thị trường là 19-19,5%/năm (tại BIDV) và 20,5%/năm (tại Agribank).

Một vài NHTM hiện cũng bắt đầu điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản vay tiêu dùng cũ, song mức giảm không đáng kể. Một số nhận định cho rằng, khả năng giảm lãi suất đối với tất cả đối tượng khách hàng cần nhiều thời gian mới xuất lộ trên cơ sở lãi suất đầu vào được cải thiện tích cực.

Hỗ trợ và khơi dòng vốn

Cho đến nay, việc gỡ bỏ tỉ lệ cho vay không quá 80% nguồn huy động - theo nhiều đánh giá - không chỉ có ý nghĩa đối với thị trường vốn và thị trường tiền tệ, mà còn với cả thị trường trái phiếu. Ước tính sơ bộ của các tổ chức đầu tư cho rằng, với 20% vốn được giải phóng, hệ thống ngân hàng có thể sẽ có thêm khoảng 460.000 tỉ đồng để phát triển tín dụng với chi phí vốn rẻ hơn. Bơm ra nền kinh tế bao nhiêu và có bao nhiêu trong số vốn trên được các DN hấp thụ phụ thuộc vào giới hạn tăng trưởng tín dụng và mức lãi suất cho vay của từng NH.

Dẫu vậy, việc các NH có thêm nguồn vốn khả dụng cũng là tín hiệu tích cực cho dòng chảy tín dụng thời gian tới, như nhận định của chuyên gia Lưu Hải Yến của Cty Chứng khoán Bảo Việt.

Song những tác động tích cực tới TTCk và bất động sản là dễ nhận thấy. BVSC ước tính, tổng dư nợ tín dụng vào cuối năm 2011 có thể sẽ đạt khoảng 2,7 triệu tỉ đồng với con số tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu 20%. Khi đó tỉ trọng dư nợ của lĩnh vực phi sản xuất vào cuối tháng 5.2011 khoảng 390.000 tỉ đồng (chiếm 17% tổng dư nợ tín dụng) sẽ chỉ còn 14,4% vào cuối năm 2011.

Con số này thấp hơn nhiều mức mục tiêu 16% mà NHNN đặt ra cho tỉ trọng tín dụng phi sản xuất cả năm 2011. Với cách tính này, sức ép phải thắt chặt tín dụng phi sản xuất nhằm khống chế tỉ trọng xuống dưới 16% có thể được gỡ bỏ. TTCK và bất động sản có thể sẽ nhận được nhiều hỗ trợ thuận lợi. Tính toán này sẽ không đúng với các NHTM quy mô nhỏ có tỉ trọng cho vay phi sản xuất ở mức cao.

Thực tế, một trong những lý do khiến lãi suất luôn ở mức cao trong các tháng đầu năm được cho là do thanh khoản của các NH nhỏ chưa được đảm bảo. Điều này tạo nên một cuộc đua tăng lãi suất huy động khốc liệt trong suốt nhiều tháng đầu năm. Việc gỡ bỏ quy định cấp tín dụng trên theo đó sẽ hỗ trợ tích cực cho thanh khoản của các NH nhỏ, giúp sớm ổn định mặt bằng lãi suất huy động toàn hệ thống. Đây là tiền đề quan trọng thực sự giảm mặt bằng lãi suất cho vay.   

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục